RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Trầm cảm: Một bệnh phổ biến ở người cao tuổi.
Bất cứ ai cũng đã từng trải qua cảm giác chán nản, buồn rầu. Buồn bã và đau khổ là các biểu hiện bình thường trong cuộc sống. Kém hăng hái và cảm giác đau nhức là các biểu hiện của quá trình già hoá ở một số người. Khi các cảm giác xấu này trở nên quá mức và bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống thì đó chính là bệnh trầm cảm.
Trầm cảm không phải là một biểu hiện bình thường các quá trình già hoá. Cũng giống như bệnh tiểu đường và viêm khớp...trầm cảm cũng là một căn bệnh. Điều đáng mừng là bệnh trầm cảm đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị. Rất nhiều người cao tuổi bị trầm cảm mà không biết và không được điều trị.
Trầm cảm là một bệnh ngày càng gia tăng ở người cao tuổi
Người già biểu hiện như thế nào thì được gọi là bị trầm cảm?
Trầm cảm có rất nhiều dạng, kể cả những dạng có nhiều các triệu chứng thực thể. Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại hoàn toàn không hề có cảm giác buồn, nhưng họ lại có rất nhiều các dấu hiệu khó chịu vì cảm giác mệt mỏi, đau nhức triền miên không dứt. Thầy thuốc khó mà xác định các triệu chứng này do bệnh thực thể gây ra hay là do bệnh trầm cảm.
Trẩm cảm là một bệnh phổ biến của mọi lứa tuổi, tuy nhiên các nhà chuyên môn thấy rằng dường như trầm cảm xảy ra thành “dịch” ở người cao tuổi. Người cao tuổi có thể dễ bị trầm cảm hơn người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cho biết 10% người cao tuổi ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm (1 – 2% bị trầm cảm điển hình). Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như trong các trung tâm điều dưỡng, cô đơn. Bệnh trầm cảm dễ xảy ra nhất ở những người đang mắc các bệnh thực thể như đái đường, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp.... Các chuyên gia ước tính ở những người cao tuổi có các bệnh lý thực thể như trên, tỷ lệ bị trầm cảm có thể lên 20 – 35%.
Làm thế nào để nhận biết bệnh trầm cảm ở người cao tuổi?
Ai cũng từng có các dấu hiệu trầm cảm thoáng qua tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời khi mà chúng ta đau khổ, mất mát, chia ly, đau đớn... nhưng các biểu hiện này sẽ dần qua đi, chúng ta tiếp tục sinh sống gần như bình thường và không cần phải điều trị gì cả. Các trường hợp cần phải điều trị là các dạng trầm cảm ảnh hưởng đến tâm trạng, đến các hoạt động sinh hoạt lao động vui chơi giải trí và đến cách cư xử hàng ngày với những người xung quanh.
Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng dễ dàng, tuy nhiên có một số dấu hiệu quyết định mà ta phải tìm kiếm. Các dấu hiệu quan trọng nhất của trầm cảm là những biến đổi về nhân cách. Người bị bệnh trầm cảm bắt đầu cảm thấy giảm sự quan tâm chú ý, mất đi các hứng thú đối với các hoạt động, các đồ vật, người thân yêu mà trước đây họ từng quan tâm, yêu quí. Người cao tuổi bị trầm cảm thường “bỏ cuộc” tách khỏi các hoạt động xã hội cũng như các thú tiêu khiển khác.
Những người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti. Họ thường cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời, do vậy những người xung quanh không nhận ra được những bất ổn ở họ. Khi cố gắng diễn đạt những cảm giác của mình liên quan đến trầm cảm, họ lại thường tập trung vào các chủ đề khác. Chẳng hạn, họ than phiền về những nỗi lo về tài chính, vấn đề hoà thuận với các thành viên trong gia đình và thường nhất là các vấn đề về sức khoẻ.
Các dấu hiệu khác bao gồm mất sinh lực và cảm thấy mình vô dụng. Họ thường biểu lộ một cách chung chung sự không thoả mãn về cuộc sống hiện tại, ví dụ: “Tôi chẳng còn có gì để mà trông đợi nữa”.
Người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh hay buồn rầu hơn trước đây, có thể khóc hay cảm giác muốn khóc. Họ thường hay lo lắng nhiều, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ và cảm thấy khó tập trung, khó quyết định. Họ thường tự trách mình “Tôi chẳng bao giờ làm được gì đúng cả”.
Một số người cao tuổi bị trầm cảm lại không hề nói gì về những cảm giác của mình. Có thể họ cho rằng cảm giác đau khổ là biểu hiện bình thường của quá trình già hoá vì vậy họ nghĩ chẳng có gì đáng để phàn nàn, xem những cảm giác này là do bệnh nọ bệnh kia gây ra và chẳng có thể làm gì để thay đổi được.
Nguyên nhân gây trầm cảm ở người cao tuổi
Đa số người cao tuổi đều có cuộc sống lạc quan, hạnh phúc, hữu ích cho xã hội bất chấp những thay đỏi về sinh học – tâm lý – xã hội trong con người mình, chỉ có một số ít người có vấn đề về bệnh trầm cảm đơn giản là vì họ dễ mắc hơn những người khác.
Các nguyên nhân có thể gặp là:
- Những sự kiện làm đảo lộn cuộc sống: về hưu, thay đổi chỗ ở, mất mát tài sản, con cái hư hỏng, gia đình ly tán, chết chóc,.... đều là những sự kiện có thể tác động rất mạnh đến người cao tuổi.
- Yếu tố sinh lý, sinh hoá. Các nhà khoa học cho rằng trầm cảm có thể do sự mất cân bằng sinh hoá các chất trong cơ thể khi người ta già đi, quá trình này diễn ra trong não người có tuổi và thuốc men sẽ điều chỉnh sự cân bằng của các chất hoá học này.
- Thuốc men và rượu: thuốc dùng để chữa các bệnh cơ thể của người có tuổi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi, uống càng nhiều thuốc thì tác dụng phụ xảy ra càng nhiều. Một số thuốc gây ra tác dụng phụ trầm cảm như thuốc chữa cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc gây ngủ, ..... Đôi khi uống nhiều loại thuốc chữa các bệnh khác nhau thuốc sẽ tương tác với nhau và có loại tương tác có lợi xong cũng có loại tương tác bất lợi và gây ra bệnh trầm cảm.
Uống rượu quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây ra trầm cảm, uống rượu và uống thuốc khác cũng gây ra tương tác bất lợi. Tương tác này xảy ra và làm cho trầm cảm trầm trọng hơn.
- Các loại bệnh tật cơ thể đồng hành cùng với trầm cảm là một vấn đề đặc thù ở người cao tuổi: Khi người già bị các bệnh thực thể như tai biến mạch máu mão, tuyến giáp, đái đường, cao huyết áp, trĩ .... Khi các bệnh thực thể này trở thành nỗi ám ảnh của người có tuổi, chữa không khỏi, rất hay xảy ra các biểu hiện của bệnh trầm cảm như lo lắng bi quan, nghi ngờ, cáu kỉnh, xuất hiện tình trạng luẩn quẩn, trầm cảm làm cho các bệnh thực thể nặng thêm và ngược lại.
Thiếu hụt Vitamin trong chế độ ăn, ít vận động đặc biệt đặc biệt ở những người có bệnh ở các cơ quan vận động cũng là một nguyên nhân gây trầm cảm ở những người có tuổi.
Đôi khi các triệu chứng của bệnh thực thể che giấu các triệu chứng cuả bệnh trầm cảm làm cho việc chẩn đoán trầm cảm ở người có tuổi trở nên khó khăn hơn. May thay, các triệu chứng cơ thể do bệnh trầm cảm gây ra thường cải thiện rõ rệt khi điều trị trầm cẩm.
- Yếu tố di truyền: ở một số người, trầm cảm có thể là một bệnh di truyền. Khi có người thân bị trầm cảm thì người đó cũng dễ mắc trầm cảm.
Đừng âm thầm chịu đựng
Như chúng ta đã biết, người cao tuổi bị trầm cảm thường miễn cưỡng phải nói cho người khác nghe họ cảm thấy không được khoẻ. Nhưng nói cho người khác nghe chính là bước đầu tiên để đem lại cảm giác tốt hơn. Tốt nhất là nói cho bác sỹ hoặc một người thân của mình. Đừng âm thầm chịu đựng một mình vì điều đó sẽ làm cho bệnh nặng thêm.
Các chương trình điều trị bệnh trầm cảm ở người có tuổi
Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm có thể được cải thiện đáng kể các triệu chứng khi điều trị.
Các biện pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm uống các thuốc chống trầm cảm, các biện pháp tâm lý và thư giãn luyện tập.
-Thuốc chống trầm cảm điều chỉnh trạng thái mất cân bằng sinh hoá trong não vì tình trạng này có thể là một yếu tố gây ra bệnh trầm cảm.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau, người cao tuổi sẽ được các bác sỹ kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý và thích hợp với từng người cụ thể, ít có các tác dụng phụ bất lợi và đặc biệt phải an toàn.
Việc dùng thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi cũng phải tuân thủ về hàm lượng, liều lượng và đủ thời gian vì điều này sẽ làm cho bệnh thuyên giảm, khỏi và không tái phát. Để đạt được mục đích này yêu cầu dùng thuốc liên tục từ 4 – 6 tháng. Chỉ ngừng thuốc khi nào có ý kiến của bác sỹ.
-Các liệu pháp tâm lý cũng rất hữu ích cho người bị trầm cảm. Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sỹ đưa ra các liệu pháp thích hợp, có khi đơn giản chỉ là một buổi trò chuyện cùng bác sỹ chẳng hạn cũng đã giúp ích cho người bị bệnh rất nhiều.
Con đường đến hồi phục
Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bị bệnh phải được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Khi bị bệnh trầm cảm, người già cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy sinh lực trở lại để làm những công việc mà mình yêu thích, mọi đau đớn và các suy nghĩ bất ổn cũng qua đi và vượt lên tất cả là ý nghĩ, cái nhìn toàn cục mới mẻ về cuộc sống.
Đó chính là điều mà tất cả chúng ta ai cũng cần hướng tới.
BS Nguyễn Mạnh Hoàn
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ