RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Mất ngủ ở người cao tuổi
Mất ngủ
Mất ngủ được định nghĩa là ngủ ít hơn so với bình thường trên 2 giờ mỗi ngày. Ví dụ một người trước đây ngủ 8 giờ mỗi ngày, giờ chỉ ngủ được 5 giờ, người đó đã bị coi là mất ngủ.
Mất ngủ biểu hiện là khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ. Đây là than phiền nhiều nhất về giấc ngủ, chúng có thể thoáng qua hoặc bền vững. Trong 1 năm, có khoảng 30 - 45% người lớn có mất ngủ.
Một giai đoạn mất ngủ ngắn thường là do lo âu hoặc do hậu quả của lo âu (kiểm tra, phỏng vấn xin việc). Với một số người, bất kỳ một sự thay đổi nào trong cuộc sống đều gây ra mất ngủ ngắn. Các nguyên nhân gây ra mất ngủ ngắn thường không nghiêm trọng, nhưng đôi khi chúng là sự bắt đầu của trầm cảm nặng hoặc cơn hưng cảm. Nhìn chung, không cần thiết phải điều trị cho mất ngủ ngắn. Nếu cần sử dụng thuốc ngủ, cả bác sĩ và bệnh nhân cần biết rõ rằng không được dùng thuốc ngủ kéo dài và mất ngủ có thể tái phát khi ngừng thuốc.
Với mất ngủ bền vững, bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ hơn là khó duy trì giấc ngủ. Mặc dù bệnh nhân có loại mất ngủ này thường có các triệu chứng lo âu, triệu chứng của bệnh cơ thể, nhưng họ thường chỉ than phiền về mất ngủ mà thôi. Họ có thể không có triệu chứng lo âu, nhưng luôn trầm tư làm sao vào được giấc ngủ. Đôi khi, họ đổ lỗi cho các stress tại nơi làm việc, ở nhà gây ra khó vào giấc ngủ.
Mất ngủ tiên phát
Đây là loại mất ngủ phổ biến nhất ở người cao tuổi. Mất ngủ tiên phát được chẩn đoán khi bệnh nhân than phiền không ngủ, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, các triệu chứng này cần kéo dài ít nhất 1 tháng. Mất ngủ tiên phát không có liên quan gì đến các bệnh cơ thể hoặc bệnh tâm thần khác.
Triệu chứng:
Mất ngủ tiên phát được đặc trưng bởi hai dấu hiệu: khó vào giấc ngủ và hay thức giấc.
Trong mất ngủ tiên phát, bệnh nhân có thể gặp 1 trong 3 loại mất ngủ sau: mất ngủ đầu giấc, mất ngủ giữa giấc và mất ngủ cuối giấc.
Mất ngủ đầu giấc: bệnh nhân đi nằm ngủ như bình thường (ví dụ lúc 10 giờ đêm), nhưng họ nằm mãi mà không ngủ được. Các bệnh nhân này thường cho biết phải đến 1-2 giờ sáng, họ mới có thể vào được giấc ngủ. Tuy nhiên, giấc ngủ của họ là không sâu và dễ thức giấc.
Mất ngủ giữa giấc: bệnh nhân hơi khó vào giấc ngủ (10 giờ đêm đi nằm ngủ và đến 11 giờ đêm thì ngủ được). Họ ngủ được đến 2-3 giờ sáng thì thức giấc. Sau đó, phải mất đến 1-2 giờ thì họ mới ngủ tiếp được.
Mất ngủ cuối giấc: đây là loại mất ngủ phổ biến nhất, chiếm đến 75% các loại mất ngủ ở người cao tuổi. Họ vào giấc ngủ không quá khó nhưng giấc ngủ của họ không kéo dài. Đến khoảng 1-2 giờ sáng thì họ thức giấc và không sao ngủ lại được.
Do mất ngủ nên họ hay cáu gắt và tỏ ra rất lo lắng cho giấc ngủ của mình. Các bệnh nhân thường có biểu hiện hơi hưng phấn vào buổi tối. Họ quan tâm làm sao để được ngủ đầy đủ, vì thế họ hay cố gắng tìm mọi cách để ngủ như loại bỏ các yếu tố gây khó ngủ, nhưng không thành công.
Điều trị
Điều trị mất ngủ tiên phát là tương đối khó so với điều trị các rối loạn giấc ngủ khác. Bệnh nhân được yêu cầu gạt bỏ tất cả các vấn đề trước khi đi ngủ. Nếu sau 5 phút lên giường nằm mà họ vẫn không ngủ, họ được yêu cầu dậy, ra khỏi giường và làm một việc gì đó. Đôi khi, họ cần thay đổi giường ngủ hay phòng ngủ. Nếu bệnh nhân cảm thấy căng cơ thì cần phải làm các biện pháp thư giãn bằng các biện pháp khác nhau. Liệu pháp tâm lý ít kết quả cho mất ngủ tiên phát. Thỏa mãn tình dục có thể có hiệu quả gây ngủ với nam, nhưng ít hiệu quả với nữ.
Một số thức ăn giàu melatonin và L-tryptophan có tác dụng tốt cho mất ngủ. Melatonin là hormon tuyến tùng, có tác dụng điều hòa giấc ngủ. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị mất ngủ bằng thức ăn giàu melatonin và L-tryptophan là không rõ ràng.
Liệu pháp ánh sáng (phơi nắng, soi đèn có cường độ ánh sáng mạnh) cho kết quả tốt ở một số trường hợp.
Các thuốc bình thần (benzodiazepine) và thuốc ngủ (bacbituric) cho kết quả rất hạn chế do các thuốc này nhanh chóng bị “quen” thuốc và mất tác dụng sau một vài tuần điều trị.
Một số thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần mới hay được sử dụng và tỏ ra có hiệu quả tốt trong điều trị mất ngủ tiên phát. Các thuốc này có ưu điểm là không gây phụ thuộc, không độc với gan, thận, cơ quan tạo máu... nên có thể sử dụng được lâu dài. Thuốc hay được dùng để điều trị mất ngủ tiên phát là clomipramin. Tác dụng phụ của thuốc là mệt mỏi, khô mồm trong 1-2 tuần đầu dùng thuốc.
Cần tăng liều thuốc từ từ (tuần đầu dùng 1/2 liều, từ tuần 2 trở đi mới dùng đủ liều) để bệnh nhân có thể dung nạp với thuốc. Hiệu quả điều trị chỉ xuất hiện sau 2 tuần dùng thuốc, vì vậy không được vội vã thay thuốc điều trị. Có thể kết hợp với benzodiazepin liều thấp (rivotril, lexomil, diazepam...) trong 1-2 tuần đầu điều trị để bệnh nhân có thể ngủ được ngay. Bệnh mất ngủ tiên phát thường tiến triển mạn tính nên thời gian dùng thuốc cần kéo dài tối thiểu 18 tháng liên tục. Nếu ngừng thuốc sớm hơn thời gian trên thì tỷ lệ tái phát là rất cao. Khi muốn ngừng thuốc, cần giảm liều từ từ trong 4 tuần (mỗi tuần giảm khoảng 1/4 liều) để bệnh nhân kịp thích nghi.
(ST)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023