RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Phòng ngừa tự sát ở lứa tuổi thanh thiếu niên
Hành vi tự sát trong các tình huống đặc biệt phổ biến hơn ở một số gia đình do các nhân tố gen và môi trường. Phân tích cho thấy tất cả các nhân tố và tình huống miêu tả dưới đây có liên quan nhiều đến toan tự sát và tự sát ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Nhưng phải nhớ rằng không nhất thiết những nhân tố này phải có ở trong mọi trường hợp tự sát.
Cũng phải lưu ý rằng các nhân tố nguy cơ và các tình huống nguy cơ dưới đây khác nhau giữa các quốc gia này với quốc gia khác, giữa lục địa này với lục địa khác, phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá và thậm chí chúng cũng còn khác nhau giữa các nước láng giềng.
Các nhân tố văn hoá và dân số xã hội
Tình trạng kinh tế xã hội thấp, ít được học hành và thất nghiệp trong gia đình là những yếu tố nguy cơ. Người bản xứ và người nhập cư có thể xếp vào nhóm này vì họ phải chịu đựng các khó khăn không những về tình cảm và ngôn ngữ mà còn cả thiếu các mạng lưới quan hệ trong xã hội. Trong nhiều trường hợp, những nhân tố này kết hợp tác động về mặt tâm lý do bị tra tấn, vết thương chiến tranh và sự cô lập.
Những yếu tố văn hoá này còn kết hợp với sự ít tham gia vào các hoạt động phong tục xã hội, cũng như với sự xung đột giữa các nhóm giá trị văn hoá khác nhau. Đặc biệt, xung đột này là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các cô gái sinh ra và lớn lên ở một đất nước mới lạ và tự do nhưng vẫn giữ gốc gác của nền văn hoá dân tộc của cha mẹ mình.
Mỗi sự trưởng thành của cá nhân đều đan xen với truyền thống văn hoá chung. Trẻ em và trẻ vị thành niên thiếu đi những gốc rễ văn hoá sẽ bị đồng hoá và thiếu mẫu hình để giải quyết các xung đột. Trong một số tình huống sang chấn căng thẳng, họ dễ tìm đến hành vi tự huỷ hoại bản thân mình như tự sát.
So với những người không phải là bản xứ thì những người bản xứ có nguy cơ có hành vi tự sát cao hơn.
Bất đồng giới tính và các vấn đề liên quan đến định hướng tình dục cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi tự sát. Trẻ em và trẻ vị thành niên không được chấp nhận công khai trong nền văn hoá đó từ phía bố mẹ, bạn bè, trường học của chúng và các cơ quan xã hội khác, thường có các khó khăn rõ rệt trong sự hoà nhập, động viên và thiếu các mô hình trợ giúp phát triển tốt nhất.
Mô hình gia đình và các sang chấn trong thời thơ ấu
Các gia đình có sự đổ vỡ và nhiều sự kiện sang chấn từ thời kỳ thơ ấu của trẻ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những đứa trẻ sau đó, đặc biệt là khi chúng không thể đối phó được với những sang chấn.
Các khía cạnh bất thường, không ổn định của gia đình và các sự kiện gây đau khổ ở trẻ em và trẻ vị thành niên tự sát thường được thấy là:
- Bệnh tâm thần của bố mẹ: rối loạn cảm xúc và các rối loạn tâm thần khác.
- Lạm dụng rượu hoặc ma túy, hoặc có hành vi chống đối xã hội trong gia đình.
- Trong lịch sử gia đình có người tự sát hoặc có toan tự sát.
- Gia đình có các hành vi bạo lực hoặc lạm dụng (bao gồm lạm dụng tình dục và lạm dụng sức lực ở trẻ em).
- Thiếu chăm sóc bởi bố mẹ/ người bảo trợ, thiếu quan tâm, giao tiếp trong gia đình.
- Thường xuyên cãi vã giữa bố mẹ/ người bảo trợ cùng với căng thẳng và thù địch.
- Bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc đã chết.
- Thường xuyên chuyển đến sống các vùng dân cư khác nhau.
- Trẻ mong đợi quá nhiều hoặc rất ít ở vai trờ của bố mẹ/ người bảo trợ.
- Làm chủ quá mức hoặc không thoả đáng của bố mẹ/ người bảo trợ.
- Bố mẹ/ người bảo trợ thiếu thời gian để quan sát và giải quyết kịp thời các căng thẳng trong cảm xúc của trẻ và một môi trường cảm xúc âm tính đặc trưng là bố mẹ từ bỏ hay thờ ơ đối với trẻ.
- Sự khắt khe của gia đình.
- Là con nuôi trong gia đình.
Mô hình gia đình này thường (không phải luôn luôn) đặc trưng cho các trường hợp trẻ em hoặc trẻ vị thành niên toan tự sát hoặc đã tự sát. Bằng chứng cho thấy trẻ tự sát thường từ các gia đình có nhiều vấn đề rắc rối trong đó các nguy cơ tích luỹ lại. Vì trẻ thường trung thành với bố mẹ chúng và đôi khi miễn cưỡng hoặc bị cấm đoán tiết lộ bí mật gia đình, chúng thường kìm chế không tìm kiếm sự giúp đỡ ngoài gia đình.
Cách nhận thức và nhân cách
Các nét nhân cách sau đây thường được quan sát thấy ở thời kỳ vị thành niên, nhưng nó lại cũng có liên quan với nguy cơ của toan tự sát hoặc đã tự sát (thường kết hợp với rối loạn tâm thần), do vậy cần hạn chế sử dụng các biểu hiện này khi tiên đoán tự sát:
- Cảm xúc không ổn định.
- Hành vi cáu giận, gây gổ.
- Hành vi chống đối xã hội.
- Các hành vi kịch tính.
- Dễ bị xung động, kém kiềm chế.
- Cáu kỉnh.
- Suy nghĩ cứng nhắc và khuôn mẫu trong đối phó thực tại.
- Khi nảy sinh khó khăn thì khả năng giải quyết vấn đề rất kém.
- Không có khả năng nắm bắt thực tế.
- Có những ý nghĩ kỳ quặc khuyếch đại, xen kẽ các cảm giác vô dụng.
- Luôn có cảm giác thất vọng.
- Lo âu đặc biệt là khi có các dấu hiệu, triệu chứng đau hoặc biểu hiện thất vọng dù nhẹ.
- Luôn tự cho mình là đúng.
- Mặc cảm tự ti hoặc cảm giác hồ nghi. Điều này có thể bị che đậy bởi sự thể hiện quá mức của tính tự tôn, có các hành vi loại bỏ hoặc khiêu khích đối với bạn học, người lớn gồm cả cha mẹ.
- Không ổn định trong phân định giới tính hoặc định hướng tình dục.
- Quan hệ có tính hai chiều trái ngược với bố mẹ, người lớn khác và bạn bè.
Trong khi có nhiều quan tâm đến quan hệ giữa các đặc trưng của nhân cách với các nhân tố nhận thức và nguy cơ dẫn đến hành vi tự sát ở giới trẻ thì bằng chứng nghiên cứu hiện nay về bất cứ nét tính cách đặc biệt nào vẫn còn rải rác và không rõ ràng.
CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN CŨNG LÀ NGUY CƠ GÂY TỰ SÁT
Hành vi tự sát xuất hiện nhiểu ở trẻ em và trẻ vị thành niên với các rối loạn tâm thần sau:
Trầm cảm
Sự kết hợp cảu các triệu chứng trầm cảm và hành vi chống đối xã hội được miêu tả như là tiền đề phổ biến nhất cuả tự sát ở tuổi thiếu niên. Một số điều tra đã cho thấy rằng 3/4 số người mà cuối cùng tự kết thúc cuộc sống của mình có một hoặc nhiều hơn các triệu chứng trầm cảm và rất nhiều người trong số họ mắc chứng bệnh trầm cảm rõ rệt.
Học sinh bị trầm cảm thường trình bày các triệu chứng cơ thể khi họ cần đến lời khuyên của bác sĩ. Các triệu chứng thường gặp như đau đầu và đau dạ dày và cũng thường thấy đau ở chân hoặc ngực.
Các thiếu nữ bị trầm cảm thường có khuynh hướng thu mình lại và trở nên im lặng, thoái trí và ít hoạt động. Các nam thanh niên, trầm cảm lại có xu hướng phá phách và có hành vi gây gổ, đòi hỏi sự quan tâm rất lớn của thầy cô giáo và bố mẹ của chúng. Tính gây gổ đó có thể dẫn đến cô độc - đó chính là nhân tố nguy cơ dẫn đến hành vi tự sát.
Mặc dù một số triệu chứng trầm cảm hay rối loạn trầm cảm rất phổ biến trong số trẻ tự sát. Nhưng trầm cảm không nhất thiết phải xảy ra cùng lúc với ý nghĩ tự sát hay hành động tự sát. Trẻ vị thành niên có thể tự sát mà không bị trầm cảm và chúng có thể bị trầm cảm mà không có tự sát.
Các rối loạn lo âu
Các nghiên cứu cho thấy mối tương quan rất rõ giữa rối loạn lo âu và toan tự sát ở nam giới. Trong khi đó, người ta thấy rằng mối quan hệ này ít rõ hơn ở nữ giới. Nét lo âu tương đối độc lập với trầm cảm ở khía cạnh tác động của nó với nguy cơ dẫn đến hành vi tự sát. Điều này gợi ý rằng lo âu ở trẻ vị thành niên có nguy cơ có hành vi tự sát cần phải được đánh giá và điều trị. Triệu chứng tâm thể cũng thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi đang bị dằn vặt bởi ý nghĩ tự sát.
Lạm dụng ma tuý và rượu
Trong số trẻ em và trẻ vị thành niên đã tự sát thì số lượng trẻ lạm dụng rượu và các chất ma túy bị nghiêm cấm chiếm tỉ lệ rất cao. Ở nhóm tuổi này, 1 trong số 4 bệnh nhân tự sát được phát hiện là có uống rượu hoặc dùng ma túy trước khi hành động tự sát.
Các rối loạn ăn uống
Vì không hài lòng với hình dáng cơ thể mình, một số trẻ em và trẻ vị thành niên cố gắng làm giảm cân và luôn lo lắng đến việc chúng nên ăn hay không nên ăn loại thức ăn nào. 1% đến 2% thiếu nữ bị chứng chán ăn hay ăn uống vô độ. Thiếu nữ chán ăn thường không tránh khỏi trầm cảm và nguy cơ tự sát ở số thiếu nữ chán ăn cao gấp 20 lần so với những thiếu nữ nói chung. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cả nam giới cũng có thể bị chán ăn hoặc ăn uống vô độ.
Các rối loạn loạn thần
Mặc dù ít trẻ em và trẻ vị thành niên bị rối loạn tâm thần trầm trọng như tâm thần phân liệt hay là rối loạn hưng - trảm cảm, nguy cơ tự sát vẫn rất cao ở nhóm thanh niên bị các bệnh này. Trên thực tế, hầu hết các thanh niên bị loạn thần đều có chung một số nhân tố nguy cơ như: uống rượu, hút thuốc lá quá nhiều, lạm dụng các chất ma túy.
Các lần tự sát trước đây
Tiền sử một lần hay tái diễn tự sát mà không có hoặc có các rối loạn tâm thần như đã nêu trên là nhân tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến hành vi tự sát.
Các sự kiện gây sang chấn hiện tại là yếu tố khởi động hành vi tự sát.
Người ta thường quan sát thấy tính nhạy cảm cao trước các stress cùng với các kiểu nhận thức và nét nhân cách được đề cập ở trên (do thừa hưởng các nhân tố gen nhưng cũng có thể do mô hình gia đình và các sang chấn đã trải qua trong giai đoạn đầu cuộc đời) ở trẻ em và trẻ vị thành niên tự sát. Sự nhạy cảm này khiến cho chúng khó đối phó thoả đáng với các sang chấn trong cuộc sống, bởi vậy hành vi tự sát thường đi sau các sự kiện sang chấn. Chúng kích hoạt cảm giác không nơi nương tựa, thất vọng, tuyệt vọng. Điều đó có thể làm các suy nghĩ tự sát rõ rệt lên và dẫn đến mưu toan và hành động tự sát.
Các sự kiện và tình huống nguy cơ có thể khởi động dẫn đến mưu toan và hành động tự sát là:
- Các tình huống có thể gặp phải như là sự thoá mạ (không cần phải đối xử đến mức như vậy nếu đánh giá một cách khách quan): trẻ em và trẻ vị thành niên dễ bị tổn thương có thể cảm nhận những sự cố thậm chí nhỏ nhặt như là một sự xúc phạm sâu sắc và phản ứng bằng các hành vi lo âu, xáo trộn. Trong khi trẻ tự sát tiếp nhận tình huống này như là sự đe doạ trực tiếp biểu tượng tự thân của chúng và chúng có cảm giác lòng tự trọng bị tổn thương.
- Gia đình bất ổn.
- Bạn bè, bạn học xa lánh.
- Một người mà trẻ rất yêu mến hay một người rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ bị mất.
- Chia tay người yêu.
- Xung đột hay mất mát trong tình cảm với người xung quanh.
- Rắc rối về luật pháp hay vi phạm kỷ luật.
- Áp lực nhóm đồng đẳng hay để được chấp thuận của nhóm những trẻ tự gây thương tổn.
- Bị đe doạ và bị trù dập.
- Thất vọng với kết quả học tập và thất bại trong học tập.
- Do đòi hỏi quá cao của trường, của gia đình trong thời gian thi cử.
- Thất nghiệp, nghèo khó.
- Có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai.
- Nhiễm HIV hay mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Bị bệnh cơ thể nặng.
- Gặp các thảm hoạ tự nhiên.
Tài liệu được cung cấp bởi WHO
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023