RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Sử dụng cần sa và nguy cơ rối loạn tâm thần
Tầm quan trọng: Trước tình trạng tỷ lệ sử dụng cần sa ngày càng tăng cao trong cộng đồng và thực tế việc sử dụng cần sa như một phương thức giải trí và vì mục đích y khoa đã được hợp pháp hoá ở nhiều bang trên lãnh thổ Hoa Kỳ, nhiều mối lo ngại về mặt chính sách và lâm sàng liên quan đến các tác động của việc sử dụng cần sa đối với sức khoẻ tâm thần lại được đặt ra.
Mục tiêu: Khảo sát những mối liên hệ tiềm tàng giữa việc sử dụng cần sa và các nguy cơ về sức khoẻ tâm thần cũng như nguy cơ rối loạn sử dụng chất gây nghiện trong quần thể người trưởng thành nói chung.
Thiết kế nghiên cứu, Địa điểm và đối tượng tham gia nghiên cứu: Quần thể mẫu tham gia nghiên cứu là các đại diện từ 18 tuổi trở lên trên khắp quốc gia, những người tham gia nghiên cứu sẽ được phỏng vấn 3 lần khác nhau sử dụng Bảng hỏi Dịch tễ học Quốc gia về Rượu và các hội chứng đi kèm ( đợt 1, 2001-2002; đợt 2, 2004-2005). Đánh giá sơ bộ có 34 653 người tham gia vào các đợt phỏng vấn này. Thời gian phân tích số liệu là từ 15 tháng 3 đến 30 tháng 11 năm 2015.
Đầu ra và lượng giá chính: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến và ghép cấp xác xuất để đánh giá mức độ phụ thuộc giữa việc sử dụng cần sa của những đối tượng phỏng vấn đợt 1 và các trường hợp, tỷ lệ rối loạn tâm thần ở phỏng vấn đợt 2. Rối loạn tâm thần được đánh giá bởi phỏng vấn cấu trúc sử dụng DSM-IV. Trong cả hai lần phân tích, một nhóm đối tượng thuộc đợt 1với những đặc tính giống nhau về địa xã hội, lịch sử sử dụng chất gây nghiện của gia đình, mất mát người thân ở tuổi niên thiếu, môi trường gia đình tiêu cực, tự ti, thiếu hoà nhập cộng đồng, giáo dục, những khủng hoảng gần đây, những rối loạn tâm thần trong quá khứ và hiện tại cũng như lịch sử hôn nhân của đối tượng.
Kết quả: Trong phân tích hồi quy đa biến áp dụng với 34 653 ngươi được hỏi (14 564 nam giới [ chiếm 47.9%]; biến[SD] tuổi, 45.1 [17.3] tuổi), việc sử dụng cần sa ở đợt 1 (2001-2002), được ghi nhận ở 1279 đối tượng, có liên hệ mật thiết với rối loạn sử dụng chất gây nghiện được ghi nhận ở đợt 2 (2004-2005) (lạm dụng bất cứ một loại chất gây nghiện nào: [OR], 6.2; 95% CI, 4.1-9.4; bất cứ lạm dụng rượu nào: OR, 2.7; 95% CI, 1.9-3.8; bất cứ lạm dụng cần sa nào: OR, 9.5; 95% CI, 6.4-14.1; lạm dụng bất cứ một chất nào: OR, 2.6; 95% CI, 1.6-4.4; và lệ thuộc nicotine: OR, 1.7; 95% CI, 1.2-2.4), nhưng không có rối loạn cảm xúc (OR, 1.1; 95% CI, 0.8-1.4) hay rối loạn lo âu (OR, 0.9; 95% CI, 0.7-1.1). Những đặc điểm tương tự trong kết quả cũng được ghi nhận trong phân tích hồi quy đa biến và phương pháps ghép cấu xác xuất về tỷ lệ rối loạn tâm thần ở nhóm 2.
Kết luận: Trong quần thể dân số nói chung, việc sử dụng cần sa làm tăng nguy cơ rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Các bác sỹ và các nhà lập sách cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng cần sa và các mối liên hệ của nó.
(Tạp chí JAMA Psychiatry. Đăng tải trên trang tin điện tử ngày 17 tháng 2 năm 2016)
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương