RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Rối loạn tâm thần do ma túy đá
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp. Từ tiền chất là ephedrine và pseudoephedrine, ma túy đá thường được sản xuất trong các phòng thí nghiệm bất hợp pháp, hoạt động bí mật, pha trộn các dạng khác nhau của amphetamine với các dẫn xuất hóa học khác để thúc đẩy tiềm năng kích thích thần kinh trung ương.
Từ dấu hiệu nhận biết ban đầu của nghiện “đá”
Một trong những sai lầm vô lý khiến nhiều người bắt đầu sử dụng ma túy đá là muốn có khả năng tỉnh táo trong thời gian dài để làm việc lâu hơn. Bởi vậy, nếu thấy một người không hề ngủ mà vẫn có vẻ tỉnh táo và tràn đầy sinh lực, phải hết sức lưu ý khả năng người đó sử dụng ma túy đá. Sử dụng ma túy đá lâu dài có thể dẫn đến lệ thuộc làm người sử dụng không thể duy trì được các hoạt động hàng ngày như trước đây. CHÁN ĂN đến mức giảm cân nhanh chóng là một dấu hiệu thường gặp ở người sử dụng ma túy đá. Sử dụng ma túy đá theo đường hút sẽ có thể có VẾT BỎNG trên môi hoặc ngón tay do thủy tinh hoặc ống kim loại. Nếu sử dụng ma túy đá đường tiêm chích, sẽ có dấu kim tiêm trên cánh tay. Chảy máu cam có thể là dấu hiệu của sử dụng ma túy đá theo đường hít qua mũi. Rối loạn hoạt động thể chất thần kinh như cực kỳ bồn chồn, có thể kèm có nhiều vết trầy xước hoặc vết khêu cậy trên da cũng là các dấu hiệu sử dụng.
Ma túy đá đặt cơ thể vào tình trạng hoạt động tăng tốc và có thể làm tổn thương các bộ phận cơ thể gây đột quỵ, suy gan hoặc suy tim. Người bệnh gần như luôn luôn bị mất kiểm soát và có thể dẫn đến những hành vi cực kỳ nguy hiểm. Ma túy đá “đốt cháy” các hệ thống sản xuất dopamine và norepinephrine của não bộ, làm cho người sử dụng không thể cảm thấy bất kỳ một thứ niềm vui nào hết, trừ khi họ sử dụng ma túy đá. Ma túy đá có thể biến một người có khả năng ăn nói lưu loát bình thường trở thành một người nói lắp, hoang tưởng điên dại trong một vài tuần rồi kết thúc bằng tình trạng mất trí nhớ nặng dần.
Các phương pháp điều trị
Nghiện rượu, heroin hay ma túy đá gọi chung là bệnh lý nghiện nhưng phải điều trị theo những cách khác nhau. Phục hồi từ bất kỳ nghiện chất loại nào cũng khó khăn, nhưng với những người nghiện ma túy đá, khó khăn thách thức có thể gấp đôi.
Chương trình điều trị có thể nội hoặc ngoại trú bao gồm tư vấn, giải độc và phục hồi. Kết quả điều trị sẽ tốt hơn nếu thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân và thường phối hợp các phương pháp với nhau.
Người nghiện ma túy đá phải đối mặt với hậu quả suy giảm nhận thức và cảm xúc trầm uất trong giai đoạn mới ngưng sử dụng. Trí nhớ , khả năng tập trung và khả năng quyết định bị tổn thương nghiêm trọng, làm cho việc điều trị trở nên nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là khó thực hiện các hướng dẫn và kế hoạch điều trị.
Phục hồi từ nghiện ma túy đá mất một thời gian dài, và một số tổn thương não có thể không hồi phục hoàn toàn được. Những cải thiện đáng kể có thể đạt được sau một hoặc hai năm, nhưng để giữ sạch với ma túy đá trong một hoặc hai năm là cả một cuộc đấu tranh quyết liệt với những cơn thèm nhớ ma túy đá cực kỳ mãnh liệt .
Khoảng 45 ngày kể từ sau lần sử dụng ma túy đá cuối cùng , người bệnh rơi vào trạng thái “mất khoái cảm” (anhedonia), tức là mất khả năng cảm nhận bất cứ niềm vui bình thường nào của cuộc sống. Nếu không có sự chuẩn bị tốt , tái sử dụng là điều rất dễ xảy ra.
Phải có những chương trình điều trị chuyên sâu cho những đối tượng nghiện ma túy đá, thường điều trị theo hình thức ngoại trú. Điều trị nên kéo dài ít nhất 3 tháng cho tới khoảng một năm hoặc lâu hơn.
Điều trị chủ yếu là liệu pháp hành vi nhận thức. Mục tiêu không chỉ là ngăn ngừa tái sử dụng , mà còn bao gồm các buổi tập huấn các kỹ năng làm thế nào để tránh sự cám dỗ và kiểm soát cảm giác thèm nhớ ma túy đá, đặc biệt cách đối phó khi gặp phải những tín hiệu gợi nhớ.
Điều trị bao gồm đào tạo kỹ năng sống trong chương trình Matrix. Chương trình điều trị sẽ giúp người nghiện ma túy đá có thể “đứng vững bằng chính đôi chân của mình”, với các lớp học nghề và cơ hội việc làm.
Điều trị nghiện ma túy đá nên bao gồm cả điều trị cả những bệnh liên quan do sử dụng ma túy đá kéo dài (chẳng hạn bệnh về răng hoặc thiếu dinh dưỡng), điều trị nội trú và chuyển các chuyên khoa khác nếu cần.
Một số phương pháp điều trị nghiện ma túy đá đã được chứng minh là có hiệu quả bao gồm:
(1) Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) – Tập huấn cho người nghiện ma túy đá hiểu được tại sao họ sử dụng , những tình huống kích hoạt cảm giác thèm nhớ ma túy đá , làm thế nào để tránh cảm giác thèm nhớ và làm thế nào để đối phó với cơn thèm nhớ. CBT cung cấp kỹ thuật và chiến lược thực hành. CBT phải là một thành phần thiết yếu của một chương trình điều trị cai nghiện ma túy đá toàn diện.
(2) Củng cố tích cực - trị liệu được áp dụng dự phòng để tăng cường phục để đáp ứng mục tiêu điều trị. Phần thưởng cho người nghiện ma túy đá mỗi khi đạt được một thành tích trong quá trình điều trị phục hồi, chẳng hạn như một bữa ăn nhà hàng hoặc vé xem phim. Thành tích có thể là kết quả test nước tiểu âm tính trong thời gian dài. Các phần thưởng tích cực nhỏ được hiển thị để giúp cải thiện lưu giữ, chữa bệnh; Điều này hết sức quan trọng vì KHÔNG có gì dự đoán kết quả tích cực đáng tin cậy hơn sự theo đuổi điều trị lâu dài.
(3) Chương trình12 bước - Nghiên cứu gần đây của California ở người sử dụng ma túy đá cho thấy rằng tham dự cuộc họp 12 bước như Nacotic Anonymous (NA) đã có kết quả điều trị tốt hơn so với những người không tham dự.
(4) Sự tham gia của gia đình - người nghiện ma túy đá theo đuổi điều trị có cơ hội tốt hơn so với những người bỏ điều trị. Nghiên cứu chứng minh rằng sự tham gia của gia đình trong quá trình điều trị kéo dài thời gian điều trị cho người nghiện. Các thành viên gia đình có thể có vai trò đặc biệt giá trị trong thời gian đầu của quá trình phục hồi, khi người nghiện bị suy giảm nhận thức và trạng thái trầm cảm làm cho người nghiện khó tuân thủ điều trị.
(5) Tập huấn - nghiện ma túy đá được tập huấn những kiến thức về ma túy, hiểu được tác dụng của ma túy trên cơ thể và não bộ , đặc điểm của nghiện, tái phát và phục hồi và các tác động sinh lý và tâm thần của cai ma túy đá sẽ có nhiều khả năng ở lại tham gia vào điều trị hơn so với người nghiện không được tập huấn.
(6) Thuốc: Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu trong điều trị nghiện meth. Tiến bộ trong hóa dược điều trị nghiện ATS đang phát triển, thuốc được thử nghiệm phổ biến nhất là modafinil.
Thuốc điều trị loạn thần là an thần kinh và benzodiazepam (điều trị triệu chứng) đồng thời với điều trị triệu chứng cai (nếu có), quá liều (nếu có) và tích cực ngăn ngừa tái sử dụng.
(7) Tầm quan trọng của việc bỏ rượu và cần sa: Nhiều người thường xuyên sử dụng cần sa và rượu đồng thời với ma túy đá. Trong một nghiên cứu 278 người tuổi từ 16 tuổi trở lên, sử dụng ma túy đá trung bình 13 năm trước khi đưa vào nghiên cứu, Rebecca McKetin, Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Australia ở Canberra và CS phát hiện rằng tỷ lệ mắc triệu chứng loạn thần của các đối tượng cao hơn 5,3 lần trong suốt thời gian sử dụng ma túy đá so với thời kỳ kiêng khem, và tỷ lệ tăng gấp đôi hơn nữa khi sử dụng ma túy đá kết hợp thường xuyên với cần sa hoặc rượu. Như vậy, người nghiện ma túy đá trong thời gian phục hồi mà tiếp tục sử dụng rượu sẽ có nhiều khả năng tái phát hơn và điều quan trọng là người nghiện ma túy đá phải điều trị bất kỳ lạm dụng chất khác ngoài ma túy đá.
BS Trần thị Hồng Thu
Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người nghiện CÓ QUYẾT TÂM cai. Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương