RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Chiến lược
Tổ chức y tế thế giới đã xác định sức khoẻ tâm thần là một ưu tiên toàn cầu. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Tổ chức y tế thế giới đang đề nghị chiến lược vùng này như một phương pháp làm giảm gánh nặng của bệnh tâm thần, suy giảm chức năng tâm thần và khuyến khích sức khoẻ tâm thần.
Những thách thức chính trong khu vực là
- Đối phó với ảnh hưởng của các yếu tố xã hội âm tính tác động vào sức khoẻ tâm thần. Một trong các yếu tố này là sự nghèo nàn và ảnh hưởng của các tình trạng thứ yếu khác như: thành thị hóa không kiểm soát và thay đổi cấu trúc chức năng xã hội, thảm hoạ, xung đột vũ trang, hậu quả tình trạng tị nạn và thay đổi chỗ ở.
- Kém nhận thức cộng đồng và yếu kém trong việc quyết định về SKTT và bệnh tâm thần. Yếu kém trong việc đánh giá SKTT như là một nguồn lực cộng đồng, hoặc hiểu rõ vai trò của việc lập các quyết định ngoài lĩnh vực sức khoẻ trong việc khuyến khích SKTT.
- Yếu kém trong việc hỗ trợ xã hội cho người bệnh và yếu kém trong việc kết hợp xã hội nói chung.
- Suy giảm chức năng và sự phân biệt đối xử chống lại người bệnh tâm thần, người nghiện ma tuý và gia đình họ.
- Tỷ lệ hiện mắc và mới mắc của các rối loạn tâm thần đã tăng lên.
- Ít ưu tiên cho các chương trình SKTT
- Lạc hậu phương pháp cung cấp dịch vụ SKTT và thiếu hài hoà giữa cung cấp luật và đòi hỏi của chương trình SKTT hiện đại.
- Tách biệt SKTT ra khỏi chương trình y tế chung và sao lãng việc hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người bị bệnh mãn tính. Ví dụ: HIV/AIDS.
- Thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ cán bộ SKTT và sử dụng không thích đáng việc can thiệp có hiệu quả để giải quyết với các vấn đề SKTT.
- Thiếu thuốc men và các nguồn lực khác.
- Quan tâm không thích đáng tới các chiến lược làm giảm nhu cầu, giảm tác dụng có hại cho những người nghiện và lạm dụng rượu, ma tuý.
- Hạn chế trong việc hợp tác giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc cung cấp điều trị, phòng ngừa, PHCN, hỗ trợ người tàn tật và các dịch vụ xã hội khác bao gồm nhà cửa, nghề nghiệp và phúc lợi xã hội.
- Hạn chế trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong khu vực.
Chiến lược khu vực cho SKTT
Chiến lược cho SKTT được thành lập để cung cấp các nguyên tắc chung và hướng dẫn cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trách nhiệm để đưa ra các thách thức bởi các vấn đề SKTT và trong việc tạo lập các chính sách và chương trình về SKTT. Chiến lược đặt SKTT trong bối cảnh sức khoẻ cộng đồng và các phương pháp thống nhất để khuyến khích SKTT và phòng ngừa, điều trị các rối loạn tâm thần.
Ba mục đích cơ bản của chiến lược là
- Làm giảm gánh nặng kinh tế, xã hội, con người, phát sinh bởi các rối loạn tâm thần và thần kinh, bao gồm cả sa sút trí tuệ và nghiện ma tuý.
- Khuyến khích sức khỏe tâm thần.
- Tạo ra sự quan tâm thích đáng tới các khía cạnh tâm lý xã hội của chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Sáu phương pháp then chốt sẽ được sử dụng để đạt được các mục đích này
1. Ủng hộ tích cực
Cung cấp thông tin và tư vấn về SKTT, huy động các nguồn lực trong khu vực cho các dịch vụ và khuyến khích SKTT.
Ở một số quốc gia, chính sách của chính phủ là sẵn sàng diễn giải sự cần thiết để tăng cường nhận thức cộng đồng đối với SKTT và bệnh tâm thần, Một số chính phủ đang tăng cường điểm hội tụ trong việc khuyến khích SKTT, cũng như là trong việc cải tiến các dịch vụ cho người bệnh tâm thần và gia đình họ. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trong khu vực SKTT vẫn còn ít được hiểu biết và không coi trọng; các chương trình SKTT bị hạn chế; tiếp tục sử dụng cac phương pháp chăm sóc lạc hậu, cách biệt SKTT với các dịch vụ xã hội và y tế khác, còn có sự thờ ơ với các ý tưởng về sức khoẻ cộng đồng hiện đại. Một sự thay đổi hoàn cảnh và sự lựa chọn rộng hơn các nhận thức mới là điều cần thiết. Sự ủng hộ tích cực trong lĩnh vực SKTT sẽ trực tiếp tăng cường nhận thức cả trong việc tạo lập các quyết định và tổng hoà công cộng tầm quan trọng SKTT. Người lập chính sách, người lập kế hoạch và người thi hành phải có nhận thức rằng SKTT là một phần quan trọng của sức khoẻ cộng đồng và phương pháp mới là cần thiết để khuyến khích SKTT và để phòng ngừa và điều trị các rối loạn tâm thần. Họ cũng phải hiểu rằng suy giảm chức năng và sự phân biệt đối xử ảnh hưởng tới những người bị bệnh tâm thần và gia đình họ và cuộc chiến với suy giảm chức năng phải tiến hành trong các chương trình y tế như là một phần thiết thực.
2. Cung cấp dịch vụ
Tăng cường mở ra dịch vụ và đánh giá dịch vụ ở cấp quốc gia và địa phương. Trong khu vực và các nơi khác, chỉ một số ít người dân cần điều trị các rối loạn tâm thần nhận được sự điều trị. Đó là bởi vì suy giảm chức năng của các bệnh tâm thần không khuyến khích nhiều người tìm kiếm sự điều trị, bởi các dịch vụ còn e ngại và ít mở ra tại rất nhiều quốc gia và bởi vì nguồn lực vật chất và con người dành cho các chương trình SKTT thường là còn thiếu.
Sát nhập các dịch vụ chất lượng cao có thể sẽ phát hiện và điều trị sớm các vấn đề SKTT và các rối loạn tâm thần, và tiếp tục sự chăm sóc tại nhà, tại nơi làm việc cho những người bị suy giảm chức năng dai dẳng.
Để cải tiến việc tiếp cận chăm sóc SKTT và chất lượng chăm sóc cần phải:
* Tiếp cận để điều trị và chăm sóc ở mạng lưới y tế cơ sở, hỗ trợ bởi việc tăng cường các dịch vụ SKTT.
* Với sự kiến kết:
- Tới các dịch vụ xã hội, nhà cửa, việc làm, hỗ trợ suy giảm chức năng.
- Tới cộng đồng, bao gồm các nhóm tự giúp đỡ, các nhóm hỗ trợ đồng đẳng, các nhóm hỗ trợ gia đình, các nhà hoà giải truyền thống, các nhà lãnh đạo và các thủ lĩnh cộng đồng tôn giáo.
2.1. Cải tiến việc hợp nhất vào chăm sóc y tế cơ sở và cung cấp các can thiệp có hiệu quả:
Ở một nửa các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, ít hơn 1% ngân sách y tế dành cho các rối loạn thần kinh và tâm thần. Điều này không cho phép phát triển việc chăm sóc SKTT. Trong tương lai, các chương trình SKTT quốc gia phải bao gồm các nguồn lực thích đáng cho các thuốc thiết yếu, cho điều trị và hỗ trợ chăm sóc (thường qua sự liên kết với các lĩnh vực chính phủ và phi chính phủ khác, bao gồm PHCNTL – XH và hỗ trợ việc làm).
Hợp nhất chăm sóc SKTT vào chăm sóc y tế cơ sở phải trở thành một sự ưu tiên ở tất cả các quốc gia. Nghiên cứu của WHO toàn cầu gần đây đã chứng minh rằng 20% người bệnh ở tuyến y tế cơ sở có một số rối loạn tâm thần và hầu hết những người bệnh này không nhận được sự điều trị thích hợp. Đặc biệt ở những nước mà nguồn lực hạn chế, việc hợp nhất này là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển chăm sóc SKTT, bao gồm việc điều trị và phòng ngừa các rối loạn.
Tổ chức y tế thế giới hỗ trợ việc thay thế các nhà điều dưỡng cũ bằng các mô hình dịch vụ khác, các nhà điều dưỡng lớn và cô lập luôn luôn tách biệt và làm tàn phế thêm người bệnh tâm thần, cán bộ tâm thần và người chăm sóc. Nhà điều dưỡng không cung cấp được các dịch vụ hiện đại, không gần với nơi cư trú và không có được môi trường tự do. Chăm sóc SKTT hiện đại bao gồm điều trị dựa vào cộng đồng, phục hồi chức năng và hỗ trợ suy gảm chức năng, bao gồm việc điều trị ở y tế cơ sở, các bệnh viện đa khoa và sự hỗ trợ cho các gia đình người bệnh.
Những người có suy giảm chức năng dai dẳng liên quan tới loạn thần và các rối loạn khác rất cần phục hồi chức năng tâm lý xã hội dựa vào cộng đồng hoặc nơi cư trú, được hỗ trợ về việc làm và giải quyết các suy giảm chức năng và sự hỗ trợ cho gia đình họ.
Thêm vào đó, cần phải cung cấp điều kiện an toàn bệnh viện ở mức tối thiểu với một môi trường phục hồi chức năng cho một số người bị suy giảm chức năng dai dẳng và phức tạp, những người này phải được quản lý chặt trong điều trị và chăm sóc.
Ở các nước đang phát triển, đặc biệt khi họ rất thiếu nguồn lực hoặc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và thảm hoạ, thường có một lỗ hổng trong việc hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ và sự trợ giúp. Sự thiếu hợp tác giữa các lĩnh vực cũng là một lý do quan trọng ở các nước đã phát triển trong việc cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho nhiều vấn đề của những người bị thảm hoạ và dân tộc thiểu số.
Các nhà hoà giải, già làng trưởng bản thường đóng vai trò tư vấn cho người bệnh và gia đình họ. Điều này vô cùng quan trọng ở mọi quốc gia để tiếp cận phạm vị gọi là “Sự giúp đỡ cho những người bệnh tâm thần và sử dụng hiểu biết của mình để phát triển sự hiểu biết lẫn nhau va tạo ra một hệ thống tác động qua lại giữa y học cổ truyền và y học hiện đại”.
2.2 Định hướng lại và đào tạo lại nhân lực thích hợp trong các kỹ năng SKTT.
Lực lượng cán bộ y tế ở hầu hết các quốc gia cần được hỗ trợ để phát triển về hiểu biết, thái độ và các kỹ năng về chăm sóc SKTT hiện đại.
Các cán bộ SKTT cũng cần phải tiếp tục được đào tạo, hỗ trợ và giám sát cũng như là tạo các điều kiện làm việc có thể để họ công tác có hiệu quả. Đây sẽ là đóng góp để phòng ngừa cho cán bộ SKTT không bị kiệt sức và làm cho sự lao động của họ tốt hơn.
2.3. Hỗ trợ cho người bệnh và gia đình người bệnh bằng việc điều trị và xây dựng chính sách.
Các chính phủ cần khuyến khích sự phát triển các hiệp hội ủng hộ và hiệp hội tự giúp đỡ của người bệnh và gia đình. Điều này có tầm quan trọng trong việc trợ giúp người bệnh và gia đình người bệnh, có thể giúp việc xây dựng chính sách và quản lý các dịch vụ liên quan đến người bệnh và gia đình người bệnh. Các nhóm này sẽ được hỗ trợ kỹ thuật.
Vai trò của việc chăm sóc người bệnh và gia đình người bệnh khi tham gia vào xây dựng chính sách và quản lý các dịch vụ đang nhận được sự ủng hộ ở một số quốc gia. Đây là một sự phát triển quan trọng trong quá trình đảm bảo về mặt trách nhiệm, nhân quyền và chuẩn mực chăm sóc trong các loại dịch vụ. Tổ chức y tế thế giới sẽ hỗ trợ việc thành lập các nhóm tự giúp đỡ và cung cấp cho họ bằng việc huấn luyện kỹ thuật và các hỗ trợ khác.
2.4. Chú trọng các khía cạnh tâm lý xã hội của chăm sóc sức khoẻ.
Các dịch vụ y tế và các viện nghiên cứu – giáo dục có nhận thức tăng lên về tầm quan trọng của các ảnh hưởng hành vi và tâm lý xã hội lên sức khoẻ. Việc giáo dục cán bộ nhân viên trong các dịch vụ y tế sẽ phản ánh điều này.
Ví dụ: Nhu cầu của người bệnh HIV/AIDS và gia đình họ sẽ trở nên tốt hơn khi các thầy thuốc lâm sàng trong các dịch vụ y tế thảo luận và liên kết với các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần hoặc họ được huấn luyện đào tạo các nguyên tắc chăm sóc SKTT.
Kết quả của các nghiên cứu và đánh giá các dịch vụ y tế phải xem xét việc định lượng đo lường sự suy giảm chức năng và chất lượng cuộc sống cũng như là các triệu chứng tâm thần và thể chất của người bệnh .
Nói chung, các chương trình SKTT sẽ tạo thuận lợi cho việc sử dụng các kỹ năng và hiểu biết SKTT trong cung cấp chăm sóc sức khoẻ tổng quát. Ví dụ: để cải thiện tốt hơn việc kê đơn điều trị và mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh.
3. Khuyến khích SKTT
Khuyến khích SKTT có 2 ý nghĩa, cả 2 đều thích hợp cho chiến lược này:
a. Tăng cường vị trí của SKTT trong thước đo giá trị của cá nhận, gia đình và xã hội, để ra các quyết định bởi chính phủ.
b. Cải thiện tình hình SKTT của dân số bằng việc giảm bệnh tật thông qua phòng ngừa, điều trị và PHCN. Khuyến khích SKTT (theo nghĩa thứ nhất) có thể đạt được khi việc xây dựng chính sách trong giáo dục, phúc lợi xã hội, nhà cửa, việc làm và các lĩnh vực y tế tạo ra các quyết định có hiệu quả trong việc cải thiện sự liên kết xã hội. Giảm đi sự phân biệt đối xử trên nền tảng chủng tộc, lứa tuổi, giới tính và sức khoẻ, cải thiện sự tham gia làm kinh tế. Có rất nhiều ví dụ về việc can thiệp có hiệu quả từ đó khuyến khích SKTT và sự giúp đỡ của họ sẽ cung cấp tới các chương trình quốc gia của WHO. Các hoạt động can thiệp cắt ngang (theo nghĩa thứ 2) qua các chương trình y tế công cộng được thiết kế để phòng ngừa động kinh và suy giảm trí tuệ kết hợp với tổn thương não bộ do chấn thương, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng và qua các dịch vụ điều trị và PHCN tốt hơn cho người bệnh tâm thần.
Các cán bộ SKTT và các dịch vụ SKTT có một vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho các hoạt động can thiệp cắt ngang và tham gia cùng nhà xây dựng các chính sách.
Họ cũng có một vai trò trực tiếp trong việc phát hiện và can thiệp ở y tế cơ sở với các nhóm có nguy cơ trầm cảm và lạm dụng rượu.
Chú trọng nhu cầu của phần dân số có nguy cơ và có thể tạo nên một sự đóng góp có ý nghĩa lớn tới việc khuyến khích SKTT cũng như là tới việc phòng ngừa bệnh tâm thần và tự sát. Các chính phủ, qua việc thảo luận với các tổ chức khác có thể xem xét việc điều tra trong các chương trình để lựa chọn các nhóm có nguy cơ cao (ví dụ: người trẻ tuổi, người già, nông dân, dân tộc thiểu số, và cộng đồng nhập cư, thay đổi chỗ ở) nhiều nhóm có thể được phát hiện ở trường học hoặc nơi làm việc và các lĩnh vực khác (như giao thông và môi trường). Phương pháp tổ chức các hoạt động hợp tác khuyến khích sức khoẻ giữa một vài lĩnh vực qua một giai đoạn nhất định, với việc xem xét kết quả đạt được trong nhiều vùng khi đã cải tiến kết nối xã hội và làm giảm đi sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực. Các ví dụ đặc biệt bao gồm: cung cấp sự hỗ trợ tới các gia đình để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em và để làm giảm đi tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm dụng, kiểm tra vấn đề áp bức trong trường học, điều tra việc sử dụng lao động, điều kiện lao động và chăm sóc cho người già. Để từ đó, tăng cường cơ sở pháp lý và để kích thích các hoạt động trong khuyến khích SKTT ở các quốc gia.
ĐỀ NGHỊ:
a. Để phát triển các chương trình chỉ ra được SKTT có thể được khuyến khích thông qua các can thiệp xã hội. Để hỗ trợ vấn đề này, các bằng chứng liên kết SKTT với các quyết định của nó bao gồm trợ giúp xã hội, kinh nghiệm giáo dục, các điều kiện lao động và việc làm và cả vấn đề phi bao lực, lạm dụng, phân biệt đối xử sẽ tập hợp các vẫn đề đặc biệt đối với các tình huống trong khu vực.
b. Để phát triển và sử dụng thích hợp các tín hiệu SKTT (sự kết hợp các khía cạnh chức năng và chất lượng cuộc sống và các quyết định cần thiết).
c. Để phát triển các hướng dẫn đặc biệt có liên quan đến khuyến khích SKTT trong các tổ chức xã hội văn hoá khác nhau.
4. Chính sách và pháp luật
Một số nước trong khu vực chưa có chính sách SKTT. Các kế hoạch, chính sách và pháp luật của Nhà nước tiến hành cho việc khuyến khích SKTT và phòng ngừa, điều trị các RLTT sẽ không những phát triển ở những nơi chưa có mà còn xem xét để đảm bảo rằng chúng sẽ phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp hiện tại.
Đặc biệt, luật qui định điều trị tự nguyện hay bắt buộc cho người bị bệnh tâm thần thì vẫn còn thiếu ở một số quốc gia và cần phải xem xét rất nhiều điều khác mà luật pháp thích hợp bảo vệ người bệnh tâm thần cũng cần được đảm bảo. Luật để tôn trọng quyền của người bị bệnh RLTT để đề cao và chăm sóc hiệu quả và chính sách đảm bảo việc tiếp cận các dịch vụ này là điều cần thiết.
Chính sách và kế hoạch có liên quan tới chăm sóc sức khoẻ sẽ nhấn mạnh sự hợp nhất chăm sóc SKTT vào các dịch vụ y tế chính và sẽ xem xét sự liên kết giữa các già làng, trưởng bản với cá nhà lãnh đạo cộng đồng và hệ thống y tế. Một chủ đề quan trọng nữa cần được chú trọng trong việc làm chính sách và kế hoạch đó là vấn đề tài chính của chăm sóc SKTT. Kiểm soát các tiêu chuẩn chăm sóc cũng được phổ biến trong khu vực mặc dù ở một số quốc gia đã có các nỗ lực rõ ràng để cung cấp các tiêu chuẩn đặc biệt trong các dịch vụ y tế chung. Các qui định về sự kiểm soát các dịch vụ tiêu chuẩn cần nằm trong các chính sách quốc gia và khu vực.
5. Khuyến khích sự phát triển
Điều hết sức quan trọng là các quốc gia cải tiến năng lực của họ để tiến hành các nghiên cứu chất lượng và số lượng, đánh giá thích hợp tới các dịch vụ tiêu chuẩn và cải thiện, khuyến khích SKTT.
Cải tiến trong SKTT qui mô lớn về các bằng chứng khoa học phát sinh tại địa phương. Tổ chức y tế thế giới sẽ làm việc với các quốc gia để tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của họ trong các lĩnh vực thích hợp tới sự phát triển chương trình SKTT. Thông tin tin cậy về SKTT và các rối loạn tâm thần vẫn còn thiếu ở rất nhiều nước trong khu vực. Sự ưu tiên cho các nghiên cứu định hướng sức khoẻ công cộng. Cho ví dụ về sự tập hợp các thông tin kế hoạch cơ bản qua mục tiêu điều tra SKTT cần được trợ giúp. Rất nhiều yêu cầu phải được làm để đánh giá giả cả chi phí của các rối loạn tâm thần và để điều tra hiệu quả kinh tế trong việc quản lý các rối loạn ở các nước đang phát triển. Sự phát triển và sử dụng các phương pháp thích hợp để đánh giá các chương trình khuyến khích SKTT và can thiệp là điều cần thiết. Các tín hiệu của các quyết định xã hội của SKTT, chất lượng cuộc sống và sự suy giảm chức năng cũng như là sự đo lường bệnh tật cần phải được đặt vào tới các yêu cầu của khu vực.
Ngày nay, các trường đại học, các nhà nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ SKTT và cộng đồng quan tâm đến kết quả và các quyết định SKTT phải có sự tác động qua lại lẫn nhau. Các nỗ lực phải được tiến hành để tạo thuận lợi cho sự tác động trong các nhóm khác nhau này.
6. Phòng ngừa tự sát
Phòng ngừa tự sát là một chủ đề đặc biệt được phác thảo trong cả 5 chiến lược đã mô tả trong tài liệu này. Mặc dù phòng ngừa tự sát thì thường được xem xét dưới góc độ hàng đầu của việc cung cấp các dịch vụ. Trong thực tế, để đạt được sự giảm số lượng người tự sát ở rất nhiều nước sẽ cần phải phân tích các tình huống và trình bày rõ ràng và thực hiện các chương trình chỉ đạo tới các vấn đề đặc biệt. Nó sẽ bao gồm:
- Cung cấp điều trị các rối loạn tâm thần.
- Khuyến khích SKTT bao gồm quan tâm đến vấn đề việc làm, giao tiếp xã hội và sự thay đổi nhanh cách sống truyền thống.
- Quan tâm đến một bộ phận dân số có vấn đề nghiện rượu và ma tuý bao gồm các chiến lược làm giảm số người sử dụng và giảm tác dụng có hại.
- Kiểm soát có ý nghĩa vấn đề tự sát như là việc khống chế các thuốc độc dùng trong nông nghiệp, kiểm soát việc cung cấp khí ga nội địa và khí thải của ô tô.
- Chăm sóc và bảo vệ SKTT cho tù nhân.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ