RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Thư giãn luyện tập
Phương pháp thư giãn - luyện tập được GS Nguyễn Việt nghiên cứu vào những năm 1970s và sau đó được áp dụng vào việc điều trị các rối loạn tâm thần, đặc biệt là các rối loạn liên quan đến stress.
Đây là một phương pháp được cải biên từ phương pháp của Schultz kết hợp với một số tư thế Yoga và thở kiểu khí công để phù hợp với tâm sinh lí của người Việt Nam.
Từ năm 1998, bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương đã áp dụng phương pháp này vào việc điều trị cho các bệnh nhân có các rối loạn liên quan đến Stress, các bệnh nhân tâm căn, các rối loạn tâm thể, các bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài ...
Phương pháp này có 3 phần cơ bản: luyện thư giãn; luyện tư thế; luyện thở.
1. Luyện thư giãn
Có ba bài tập cơ bản :
Có thể tập thư giãn trong tư thế ngồi thoải mái trên ghế hoặc tư thế nằm. Người tập tập trung tư tưởng vào các bài tập, thở đều đặn nhịp nhàng, cơ bắp giãn mềm hoàn toàn, không lo nghĩ về các việc khác.
* Bài thứ nhất: "Tâm thần thư thái".
Người tập nhẩm dần trong óc câu: "Toàn thân yên tĩnh", vừa nhẩm vừa tưởng tượng: "toàn cơ thể rất thoải mái dễ chịu, tâm thần thư thái lâng lâng, xung quanh cũng lặng lẽ yên dịu".
Nhẩm như vậy khoảng 20 lần.
* Bài thứ hai: "Giãn mềm cơ bắp"
Người tập nhẩm dần trong óc câu: "Tay phải nặng dần" nhẩm lặp đi lặp lại và đồng thời tưởng tượng : "tay phải mỗi lúc một nặng hơn, không nhấc lên được, trĩu xuống dính chặt vào giường".
Nhẩm như vậy 20 lần.
Sau đó, cũng giống như tập tay phải, người tập chuyển sang tay trái: "Tay trái nặng dần"; chuyển sang chân: "Chân phải nặng dần"; "Chân trái nặng dần"; chuyển sang toàn thân: "Toàn thân nặng dần"
Chú ý nhẩm từ phải qua trái, từ tay đến chân và toàn thân. Mỗi phần tập 20 lần.
* Bài thứ ba: "Sưởi ấm cơ thể"
Người tập nhẩm dần trong óc câu: "Tay phải ấm dần" nhẩm lặp đi lặp lại và đồng thời tưởng tượng: "có một làn hơi ấm toả ra từ tay phải mỗi lúc một ấm hơn"
Nhẩm như vậy 20 lần.
Sau đó, cũng giống như tập tay phải, người tập chuyển sang tay trái: "Tay trái ấm dần"; chuyển sang chân: "Chân phải ấm dần"; "Chân trái ấm dần"; chuyển sang toàn thân: "Toàn thân ấm dần"
Chú ý nhẩm từ phải qua trái, từ tay đến chân và toàn thân. Mỗi phần tập 20 lần.
Ba bài tập cơ bản trên tập trong vòng 15 đến 20 phút. Khi mới bắt đầu tập người tập có thể tập từng phần và từng bài một, rồi mới chuyển sang phần khác. Nhưng khi đã tập thành thạo thì có thể tập rút gọn lại, "Toàn thân yên tĩnh" ; " Toàn thân nặng dần" ; " Toàn thân ấm dần" hoặc cùng một lúc có cả ba cảm giác trên. Đồng thời khi tập thành thạo có thể tập thư giãn trong mọi tư thế và nên kết hợp tập thư giãn với thở kiểu khí công thì cảm giác 3 bài thư giãn sẽ nhanh hơn.
2. Phần luyện thở theo kiểu khí công
Trong phần luyện thở chúng ta sẽ sử dụng phương pháp thở khí công hay còn gọi là thở bằng cơ hoành tức là dùng cơ hoành là cơ hô hấp chủ yếu trong kiểu thở này.
Chúng ta có thể thở bằng 2 cách : thở 2 thì và thở 4 thì
- Thở 2 thì :
· Dành cho người mới tập
· Cách thở : Hít vào - phình bụng. Thở ra - thót bụng.
· Cách phân chia thời gian : mỗi thì chiếm một nửa thời gian của một chu kì nhỏ.
- Thở 4 thì:
· Dành cho người đã quen với việc tập thở bằng cơ hoành
· Cách thở :
+ Hít thở - phình bụng.
+ Nín thở sau thở vào - giữ hơi trong lồng ngực.
+ Thở ra - thót bụng.
+ Nín thở sau thở ra.
· Cách phân chia thời gian : mỗi thì chiếm 1/4 thời gian của một chu kì nhỏ.
Chú ý: Các nhịp thở cần phải thật êm - chậm - sâu - đều; không lên gân gắng sức, phải tập trung toàn bộ tư tưởng vào hơi thở.
3. Phần luyện tư thế
Trong phương pháp này sử dụng kết hợp 6 tư thế Yoga nhằm làm cho phương pháp thư giãn ít rơi vào trạng thái tĩnh hơn, đặc bịêt luyện tư thế cho cơ thể dẻo dai hơn, giúp hoạt hoá các cơ, xương, khớp.
Sáu tư thế Yoga gồm:
· Tư thế vặn vỏ đỗ.
· Tư thế cây nến
· Tư thế lưỡi cày
· Tư thế cái đe
· Tư thế con rắn
· Tư thế hoa sen
Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định :
· Phòng chống Stress và các rối loạn liên quan đến Stress.
· Các bệnh tâm căn: rối loạn phân ly, rối loạn ám ảnh, rối loạn lo âu, trầm cảm tâm căn…
· Các rối loạn tâm thể: loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, cao huyết áp, hen phế quản….
· Các chứng nghiện: nghiện thuốc lá, rượu, ma tuý.
· Các chứng đau.
· Rối loạn giấc ngủ
- Chống chỉ định:
· Loạn thần cấp và mạn tính.
· Mất trí hoặc chậm phát triển trí tuệ.
· Các bệnh thực tổn
· Bệnh tự kỉ
. Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương