RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Sức khỏe tâm thần là gì?
Sức khỏe tâm thần là gì?
Có thể định nghĩa như sau:"Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình". Như vậy, muốn có sức khỏe tâm thần, chúng ta cần phải:
-Tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, có mối quan hệ tốt đẹp với người khác, nghĩa là với những người thân trong gia đình, với bạn bè, với những người cùng học, cùng làm.
-Làm chủ stress, stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay.
Vậy cần giữ được cân bằng tâm lý sao cho có thể đương đầu và giải quyết một cách có hiệu quả những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác. Nói chung, thư giãn hay căng thẳng, tập trung tư tưởng vào một sự kiện này hay chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi phục, tự điều chỉnh thì người bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị. 6 cách giữ cho tinh thần luôn thoải mái:
1. Mỗi người có cách thư giãn khác nhau. Bạn hãy tự tìm ra cách thư giãn riêng cho mình và thực hiện đều đặn chứ không đợi đến khi quá cần thiết mới làm. Nhớ rằng ngủ đủ giấc là rất quan trọng.
2.Cố gắng dành thời gian cho các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình, đồng nghiệp. 3. Thường xuyên dành thời gian cho riêng mình, gạt sang một bên những áp lực cuộc sống. Chăm sóc bản thân bằng cách nghĩ đến những gì bạn thích làm như đọc một cuốn sách, đi dạo, nghe một vài bản nhạc.
4. Hãy tưởng tưởng về một số thay đổi nhỏ trong thời gian biểu quen thuộc hàng ngày nhằm gia tăng hưng phấn làm việc. Dậy sớm hơn thường lệ, gặp gỡ một vài người quen mới hoặc đọc một tờ báo mới.
5. Nếu bạn đang lo lắng, cố hiểu rõ tâm tư chính mình và nguyên do nỗi lo bằng cách viết chúng ra giấy và chia sẻ nỗi niềm với ai đó.
6. Tự vạch ra một số mục tiêu cần thực hiện và khi đã đạt được rồi thì lại đặt ra mục tiêu tiếp theo.
Bệnh tâm thần là gì?
Bạn nghĩ mình đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần? Đừng lo. Gặp phải những trở ngại tâm lý là chuyện bình thường. Nhưng đôi khi những trở ngại này có vẻ chi phối toàn bộ cuộc sống của ai đó. Có thể là nỗi buồn vì người thân qua đời, vì mất việc làm, vì mất đi mối quan hệ với ai đó hoặc bị đau ốm. Người thì luôn lo lắng về những rắc rối thường nhật trong sinh hoạt gia đình chẳng hạn vấn đề tiền, xung đột giữa các thành viên trong gia đình. Mỗi người có một thái độ khác nhau với những gì xảy ra xung quanh. Đôi khi thái độ của chúng ta bỗng khác thường. Một số thể rằng ta giải quyết vấn đề không hay lắm và tốn nhiều thời gian, ngủ không đủ giấc, không muốn tiếp tục đi học hoặc đi làm nữa. Dần dà, hình thành những thói quen ăn uống khác biệt, cảm giác bối rối hoặc thường xuyên bực bội cáu gắt. Những vấn đề này thường đeo đẳng ta một thời gian nhưng bạn có thể khống chế được bằng cách:
+Nói với bạn bè và gia đình về những vấn đề khó khăn của bạn
+Tự thu xếp thời gian cho riêng mình - để trí óc được thư thái
+Tự chăm sóc bản thân, hạn chế rượu và thuốc lá, ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, ngủ đủ giấc
+Nói chuyện với một nhà tư vấn hoặc bác sĩ tâm thần
Có người rơi vào trạng thái bệnh lý tâm thần nặng hơn, chẳng hạn căng thẳng lo âu, trầm cảm, stress, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn nhân cách, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn stress sau sang chấn, trầm cảm sau sinh, mất trí. Nếu nghi ngờ mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần, nên tìm đến dịch vụ tư vấn tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Trao đổi về những vấn đề của bạn, địa chỉ cần tìm đến là:
Bệnh viên Tâm thần ban ngày Mai Hương, số 4 phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
TS. Trần thị Hồng Thu
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương