RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Phòng ngừa chứng trầm cảm sau sinh
Trong khi mang thai bạn thường nghĩ đến viễn cảnh sau chín tháng mong đợi, bạn sẽ quá hạnh phúc để tận hưởng niềm vui làm mẹ. Tuy nhiên, sự thật là 80% các bà mẹ sinh con lần đầu có thay đổi tâm trạng nặng nề, được gọi là baby blues, và 10% mắc rối loạn trầm cảm sau sinh trong năm đầu tiên (postpartum depression - PPD).
Người ta cho rằng hiện tượng này là do lượng hormone giảm mạnh sau sinh. Nhưng giả thuyết này không giải thích được cho tất cả các bà mẹ mới sinh. Theo nghiên cứu mới nhất, những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng trong thời kỳ mang thai; chẳng hạn như tiền sử trầm cảm. Các bác sĩ có thể phát hiện những phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa được bệnh này. Cũng như nhiều bệnh khác, phòng ngừa là cách tốt nhất để đối phó với trầm cảm sau sinh.
nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định bao gồm tiền sử trầm cảm trước khi hoặc trong khi mang thai, thiếu sự hỗ trợ từ các đối tác hoặc gia đình, sợ hãi hay nghi ngờ về vai trò mới như mẹ, chế độ ăn uống không lành mạnh, thay đổi nghề nghiệp , hút thuốc hoặc uống rượu, công việc căng thẳng, và đã từng mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là lịch sử trầm cảm trước đó.
Quan trọng nhất là bạn nhận biết được các yếu tố nguy cơ và xin tư vấn bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn có kinh nghiệm bất kỳ thay đổi tâm trạng trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai. Thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Dưới đây là bảy thói quen lành mạnh, bạn nên áp dụng ngay bây giờ.
1/Tăng cường bổ sung Vitamin nhóm B (Vitamin B6, B12 và axit folic)
2/Tập thể dục
Trong thai kỳ và giai đoạn sau sinh, tập thể dục làm tăng nồng độ serotonin, có thể giúp giảm lo lắng. Hãy thử đi bộ, bơi lội, hoặc yoga.
3/Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc
Cố gắng nghỉ ngơi khi em bé ngủ. Đừng ngần ngại yêu cầu bạn bè giúp một tay để bạn không bị kiệt sức hoặc quá tải.
4/Uống nhiều nước
Có một mối liên quan giữa tình trạng mất nước và lo lắng hoặc thiếu năng lượng. Bà mẹ cho con bú sẽ có nguy cơ cao mất nước, Giảm căng thẳng
Thực hành giảm stress trong cuộc sống hàng ngày. Thiền và hít thở sâu giúp bạn quản lý căng thẳng
5/Chia sẻ tâm trạng
Cảm thấy lo buồn là điều bình thường, không phải là gì đó phải xấu hổ. Đừng che giấu tình cảm của mình.
6/Đừng tự buộc tội cho bản thân
Cảm giác có lỗi là một cảm xúc rất tiêu cực và có hại và tạo ra rất nhiều nghi ngờ về vai trò mới của mình như một người mẹ. Mắc bệnh trầm cảm sau sinh không phải lỗi của bạn.
Tự chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ. Em bé mới sinh luôn cần một người mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh. Nếu gặp bất kỳ cảm xúc buồn chán đau khổ, chăm sóc bản thân, yêu cầu trợ giúp từ các bác sĩ, đối tác, gia đình và bạn bè.
Mặc dù không có biện pháp nào tránh được trầm cảm sau sinh, vẫn có cách để bảo vệ sức khỏe tâm sinh lý và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngay khi còn đang mang thai, nếu cảm thấy chán nản hoặc có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, hãy thực hiện ngay những thói quen lành mạnh để giảm bớt nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Nhận thức tốt sẽ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra một trong những phần quan trọng của việc phòng ngừa đó là biết được những yếu tố nguy cơ để có thể tránh. Phụ nữ sau khi sinh cũng nên đi khám để có hướng điều trị kịp thời nếu mắc bệnh. Song song đó, việc tập thể dục và ăn uống đầy đủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa trầm cảm sau sinh nói riêng và cải thiện tinh thần nói chung.
Dùng progresterone liều cao cho sản phụ sau sanh bằng cách tiêm liều giảm dần trong 8 ngày. Sau đó người mẹ dùng vòng progresterone cho đến khi có kinh nguyệt trở lại.
Dùng thuốc chống trầm cảm trong 3 tuần cuối của thai kì. Nhiều bác sĩ cảm thấy nguy hiểm khi dùng thuốc này đối với phụ nữ có thai. Nhưng một số lại thấy lợi ích của người mẹ quan trọng hơn.
TS. BS Trần thị Hồng Thu
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương