RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Kỹ năng giao tiếp với trẻ gặp khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ
Tầm quan trọng của giao tiếp đối với trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ và trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ là những trẻ có khó khăn trong:
- Quan hệ tương tác về mặt xã hội
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
- Các vấn đề về hành vi
Giao tiếp với TE là một kỹ năng hết sức quan trọng trong chăm sóc, giáo dục hay trị liệu cho trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng, vì chúng ta chỉ có thể giúp trẻ tiếp thu các kiến thức văn hoá xã hội và hành vi ứng xử thông qua giao tiếp. Đôi khi cách đáp ứng của chúng ta, những người làm công tác chăm chữa trẻ, chưa thật phù hợp: chưa hiểu trẻ, chưa chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của ta, của trẻ, hoặc nói quá nhiều ... khiến trẻ không có cơ hội để bộc lộ mình.
Khái niệm giao tiếp
- Ít nhất có hai người (người truyền thông tin, người nhận thông tin), có ngữ cảnh
- Hai chiều
- Thông điệp phải có ý nghĩa
- Có đầu vào, đầu ra (hiểu và diễn đạt)
- Không lời, có lời
- Có khởi đầu, có đáp ứng
Các hình thức của giao tiếp
- Lời nói
- Cử chỉ
- Tranh ảnh
- Chữ viết
- Ngôn ngữ cơ thể:
Nét mặt
Cử chỉ
Ánh mắt
Thái độ
Tốc độ nói, nói nhiều hay ít
Ngữ điệu
Tư thế
Khoảng cách
...........
Các kiểu giao tiếp của TE và người lớn
Căn cứ vào việc trẻ có hay khởi đầu hoặc đáp ứng khi giao tiếp hay không người ta phân trẻ vào 4 kiều giao tiếp:
- Trẻ đáp ứng tốt: trẻ hay khởi đầu và hay đáp ứng
- Trẻ có việc riêng để làm: Trẻ hay khởi đầu và ít đáp ứng
- Trẻ xấu hổ: Trẻ hay đáp ứng nhưng ít khởi đầu
- Trẻ thụ động: trẻ ít khởi đầu và ít đáp ứng
Các kiều giao tiếp của người lớn:
- Người hay ra lệnh: luôn nhắc trẻ phải làm gì, luôn kiểm tra trẻ. Tuýp cha mẹ này không quan tâm tới phản ứng của trẻ. Chúng ta quên mất là trẻ học tốt nhất bằng cách hoạt động, so với học bằng quan sát và nghe chỉ dẫn. Khi chúng ta nói phần lớn thời gian, trẻ sẽ không có cơ hội học thông qua hoạt động.
- Siêu giúp: người lớn quá quan tâm đến trẻ và tham gia vào tất cả các nhu cầu của trẻ, giúp trẻ trrước khi trẻ yêu cầu, không tạo cơ hội cho trẻ làm thử. cản trở trẻ thể hiện sự ham hiểu biết, cảm giác hay nhu cầu. Khi chúng ta nói hoặc làm mọi điều cho trẻ, chúng ta đã không tạo cơ hội cho trẻ học bằng cách thử làm hay nói ra điều gì đó.
- Luôn giờ giấc, gọn gàng: "Lên kế hoạch cho từng phút". Luôn tập trung vào nhiệm vụ, hoàn thành công việc. Can thiệp vào mọi trò chơi của trẻ, bắt trẻ chơi theo trật tự đúng. Những người này luôn vội vã trong hành động và không có thời gian tạo ra mối quan hệ cần thiết cho việc học tập của trẻ. Họ nói cho trẻ nghe hơn là nói với trẻ. Họ cản trở khả năng sáng tạo của trẻ.
- Quá trầm tĩnh: để mặc trẻ, không thêm bất kỳ ý kiến hoặc thông tin nào, không chia sẻ các hoạt động cùng trẻ. Họ không thể dạy trẻ điều gì.
- Người thích đùa: quá thích thú với trò chơi, qúa quan thiệp vào trò chơi của trẻ mà quên mất phải quan tâm đến sự phản hồi của trẻ. Chơi một mình chứ không phải chơi cùng trẻ. Trẻ không được tham gia vào giao tiếp.
- Người biết đáp ứng: đáp ứng tốt với trẻ trong giao tiếp. Chúng ta sử dụng kỹ năng 3A để khuyến khích trẻ tạo mối quan hệ và giao tiếp. (Khi chuyển sang Tiếng Việt chúng tôi chuyển thành Kỹ năng 3C: a. Cho phép trẻ dẫn dắt và chờ đợi; b. Chia sẻ mọi hoạt động với trẻ; c. Cung cấp thêm thông tin và kinh nghiệm). Khi chúng ta dành thời gian để chia sẻ kinh nghiệm với trẻ, điều đó sẽ khuyến khích trẻ thiết lập các mối quan hệ giữa người với người để có thể học tốt hơn.
Kỹ năng 3C trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ với trẻ
Cho phép trẻ dẫn dắt và chờ đợi
Là người lớn, chúng ta thường cảm thấy mình là những người dẫn dắt trẻ, hướng dẫn trẻ trong mọi hoạt động, trong đó có giao tiếp. Tuy nhiên, nếu chúng ta cho phép trẻ dẫn dắt sẽ tạo ra nhiều cơ hội để trẻ thể hiện cảm xúc và khả năng của mình. Hãy dành một chút ít thời gian để quan sát, chờ đợi, lắng nghe trẻ.
- Bằng việc chờ đợi để trẻ có thời gian bộc lộ bản thân, trẻ của chúng ta có cơ hội bộc lộ nhu cầu, sự hứng thú và các cảm giác của mình.
- Bằng việc quan sát sự tập trung chú ý, biểu hiện nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của trẻ, trẻ cho ta những thông tin cần thiết để hiểu những cảm giác và sự hứng thú của trẻ.
- Bằng cách chú ý lắng nghe trẻ nói, trẻ cảm thấy mình quan trọng và được chú ý tới; trẻ cảm thấy được khích lệ và kéo dài cuộc hội thoại.
Chia sẻ mọi hoạt động với trẻ
Quan sát, chờ đợi, lắng nghe trẻ giúp chúng ta hiểu trẻ hơn và có những giây phút tuyệt vời với trẻ. Chúng ta không hướng dẫn trẻ chơi mà chơi cùng trẻ, như một người bạn. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn, có hứng thú hơn trong giao tiếp và có thể học được tốt hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng đáp ứng tốt với giao tiếp. Chúng ta có thể thiết lập mối quan hệ tốt hơn với trẻ bằng các cách sau:
- Bằng tư thế mặt đối mặt với trẻ:
+ Trẻ cảm thấy được quan tâm tới những điều trẻ nói hoặc làm.
+ Ta có thể tham gia tốt hơn vào trò chơi với trẻ.
+ Trẻ dễ dàng cảm nhận được điều ta nói hay làm.
- Bằng cách bắt chước các hành động, âm thanh, từ của trẻ:
+ Trẻ hiểu những điều trẻ nói hay làm có giá trị và được ta chú ý.
+ Trẻ có thể lặp lại điều đó lần nữa và như vậy trò chơi lần lượt được tiếp diễn.
- Bằng cách diễn giả những cố gắng giao tiếp của trẻ:
+ Trẻ cảm thấy nó đã rất cố gắng.
+ Trẻ cảm thấy ta cố gắng để hiểu nó.
+ Trẻ nhìn thấy những hành động hay nghe thấy những từ chính xác cho điều nó cố gắng làm hay nói.
- Bằng cách chờ đợi trẻ làm lần lượt:
+ Trẻ cảm thấy sự tham gia của chúng có giá trị.
+ Trẻ biết đến lượt của mình.
+ Trẻ cố gắng hơn để giao tiếp và trở thành người tham gia tích cực.
- Bằng cách bình luận những điều xẩy ra và đặt câu hỏi phù hợp với trình độ của trẻ:
+ Trẻ nhận thấy được ta quan tâm đến trẻ và những điều trẻ nói.
+ Trẻ có thể sẽ cố gắng đáp ứng
Cung cấp thêm thông tin và kinh nghiệm
Trẻ học ngôn ngữ ngay từ khi chào đời, đầu tiên là trải nghiệm, sau đó hiểu và cuối cùng mới là ngôn ngữ. Chúng ta có thể giúp trẻ học ngôn ngữ trong mọi hoạt động hàng ngày. Việc cung cấp thêm thông tin và kinh nghệm phải phù hợp với trình độ của trẻ.
- Bằng cách biểu lộ nét mặt và cử chỉ, điệu bộ:
+ Trẻ dễ hiểu từ hơn.
+ Trẻ học cách diễn đạt bản thân trước khi có thể nói bằng lời.
- Bằng cách bắt chước những điều trẻ nói hoặc làm và thêm từ, hành động liên quan tới điều đó, trẻ được hướng chú ý đến thông tin đúng lúc trẻ hứng thú.
- Bằng cách chờ đợi để trẻ có thời gian bộc lộ bản thân, trẻ có cơ hội bộc lộ nhu cầu, sự hứng thú và các cảm giác của mình.
- Bằng cách giải thích những điều trẻ cảm thấy hay muốn nói, trẻ có cơ hội để nghe những từ trẻ muốn nói khi cần thiết.
- Bằng cách nhấn mạnh những từ quan trọng, trẻ dễ chú ý tới những từ đó và liên hệ chúng với những điều đang xảy ra.
- Bằng cách luôn nhắc lại từ trong khi chơi:
+ Trẻ dễ hiều hơn và sẽ nói từ.
+ Trẻ bắt đầu quan tâm đến điều sẽ xảy ra tiếp.
CNTL Đỗ thị Thu Hồng
Tài liệu tham khảo:
Giao tiếp với trẻ em
Elaine Weitzman: Learning Language and Loving It. A Hanen Centre Publication, 1992
Ayala Manolson: It Takes Two to Talk. A Hanen Centre Publication, 1992
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương