RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Điều lệ hoạt động bệnh viện (4)
CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA BỆNH VIỆN
Điều 16. Chế độ tài chính:
1. Là đơn vị sự nghiệp y tế do Ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 17. Nguồn tài chính:
1.Ngân sách Nhà nước cấp:
a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước cấp theo quy định;
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ;
c) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng;
d) Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia;
đ) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
e) Kinh phí thực hiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức;
g) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;
h) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn thu sự nghiệp
a) Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ, mức thu từ hoạt động này do Giám đốc Bệnh viện quyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ;
b) Nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm y tế, các loại phí dịch vụ khám chữa, bệnh thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại đơn vị thu theo quy định), mức thu phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Thu từ các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
3. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn khác:
a) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức;
b) Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nội dung chi:
1. Chi thường xuyên:
a) Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được Sở Y tế giao;
b) Chi trả công người lao động: Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; kinh phí công đoàn theo quy định;
c) Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị;
d) Chi hoạt động nghiệp vụ;
đ) Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí;
e) Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định).
2. Chi không thường xuyên:
a) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định;
b) Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
c) Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành, cấp cơ sở; chương trình mục tiêu y tế quốc gia, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định;
d) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
đ) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;
e) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết.
Điều 19. Quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị và xây dựng cơ bản:
1. Hàng năm Bệnh viện phải bố trí kinh phí thường xuyên để bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định trang thiết bị máy móc, trang thiết bị y tế, cải tạo, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất.
2. Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản phải thực hiện và tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật.
3. Tài sản, trang thiết bị y tế và kinh phí được đầu tư từ bất kỳ nguồn nào đều phải đuợc quản lý, sử dụng theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về chế độ quản lý tài chính, tài sản.
Điều 20. Quản lý tài chính
1. Hàng năm Bệnh viện có trách nhiệm lập dự toán thu, chi và mở sổ kế toán theo dõi quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán hàng năm với Sở Y tế.
2. Thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Bệnh viện được tiếp nhận, sử dụng quản lý các trang thiết bị do Nhà nước cung cấp để thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
4. Bệnh viện được sử dụng nguồn vốn Nhà nước giao và được phép huy động các nguồn vốn hợp pháp khác kể cả liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện theo quy định của pháp luật. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương