RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Bạn có bị trầm cảm không
Bảng câu hỏi này bao gồm nhiều mục, mỗi mục có 4 câu. Trong mỗi mục sau khi đọc kỹ, hãy chọn câu thích hợp nhất tương ứng với tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn.
Khoanh tròn chữ số tương ứng với câu mà bạn đã chọn. Bạn có thể khoanh tròn nhiều chữ số trong cùng 1 mục nếu như trong mục đó những câu này dường như đều thích hợp với tình trạng của bạn.
A. 0 Tôi không cảm thấy buồn.
1 Tôi cảm thấy rầu rĩ hoặc buồn bã.
2 Tôi cảm thấy luôn u sầu hoặc buồn bã, và không thể nào thoát khỏi sự buồn bã đó.
3 Tôi buồn và đau khổ đến nỗi không thể chịu đựng được.
B. 0 Tôi chẳng có chuyện gì đặc biệt để phải chán nản hoặc bi quan đối với tương lai
1 Tôi cảm thấy chán nản về tương lai.
2 Tôi không có một lý do nào để hy vọng nào cho tương lai của mình cả.
3 Tôi chẳng thấy có chút hy vọng nào cho tương lai của mình, và tình trạng này sẽ không thể cải thiện được.
C. 0 Tôi không cảm thấy có một thất bại nào trong cuộc sống.
1 Tôi có cảm tưởng rằng tôi đã thất bại trong cuộc sống của mình nhiều hơn so với phần lớn mọi người chung quanh.
2 Khi nhìn vào quá khứ của mình, tất cả những gì tôi tìm thấy chỉ toàn là thất bại.
3 Tôi có cảm giác thất bại hoàn toàn trong cuộc sống riêng của mình (trong quan hệ của tôi đối với cha mẹ, đối với chồng hoặc vợ tôi, đối với các con).
D. 0 Tôi chẳng thấy có gì đặc biệt để phải phàn nàn.
1 Tôi không thấy thích thú, dễ chịu với hoàn cảnh chung quanh.
2 Tôi thấy chẳng có chút nào hài lòng nào cho dù là việc gì đi chăng nữa.
3 Tôi bất bình và không hài lòng với tất cả.
E. 0 Tôi không cảm thấy có lỗi gì.
1 Tôi gần như thường xuyên cảm thấy mình xấu xa, tồi tệ.
2 Tôi cảm thấy mình có lỗi (có tội).
3 Tôi tự nhận xét mình là một người xấu xa, và tôi cảm thấy mình chẳng có chút giá trị nào (vô dụng).
F. 0 Tôi không cảm thấy thất vọng về b ản thân mình.
1 Tôi cảm thấy thất vọng về chính mình.
2 Tôi tự thấy ghê tởm mình.
3 Tôi thấy căm ghét bản thân mình.
G. 0 Tôi không nghĩ đến việc tự gây hại hoặc đau đớn cho mình.
1 Tôi nghĩ rằng cái chết sẽ giúp tôi tự do (giải thoát cho tôi)
2 Tôi có kế hoạch chính xác để tự tử
3 Nếu có thể được, chắc chắn tôi sẽ tự tử.
H. 0 Tôi vẫn còn quan tâm đến những người khác.
1 Hiện nay tôi thấy ít quan tâm những người khác hơn trước đây.
2 Tôi không còn quan tâm đến những người khác nữa, tôi ít có tình cảm đối với họ.
3 Tôi hoàn toàn không quan tâm gì đến những người khác, họ hoàn toàn chẳng làm tôi bận tâm.
I. 0 Tôi vẫn còn khả năng tự quyết định một cách dễ dàng như trước đây.
1 Tôi cố gắng tránh phải quyết định một công việc nào đó.
2 Tôi rất khó khăn khi quyết định một việc.
3 Tôi không còn có thể quyết định bất cứ một việc nhỏ nhặt nào nữa.
J. 0 Tôi không thấy mình xấu xí hơn so với trước đây.
1 Tôi sợ rằng mình dường như già nua, xấu xí.
2 Tôi cảm thấy có một sự thay đổi thường xuyên về bề ngoài cơ thể mình, và nó làm cho tôi xấu xí, vô duyên.
3 Tôi cảm giác mình xấu xí và gớm ghiếc.
K. 0 Tôi làm việc vẫn dễ dàng như trước đây.
1 Tôi cần phải có thêm cố gắng khi bắt đầu làm một việc gì đó.
2 Tôi phải cố gắng rất nhiều để làm dù là bất cứ việc gì.
3 Tôi hoàn toàn không thể làm bất cứ một việc nhỏ nào.
L. 0 Tôi không bị mệt mỏi hơn so với trước đây.
1 Tôi thấy dễ bị mệt mỏi hơn so với trước đây.
2 Dù làm việc gì tôi cũng thấy mệt mỏi. Tôi hoàn toàn không thể làm bất cứ việc gì.
3 Tôi hoàn toàn không thể làm bất cứ một việc nhỏ nào.
M. 0 Lúc nào tôi cũng thấy ngon miệng khi ăn
1 Tôi ăn không còn ngon miệng như trước đây nữa.
2 Hiện tại, tôi ăn thấy kém ngon miệng hơn so với trước đây rất nhiều.
3 Tôi hoàn toàn không thấy ngon miệng khi ăn.
TỰ CHẤM ĐIỂM
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Đây là bản câu hỏi tự đánh giá của BECK. Yêu cầu khoanh tròn vào chữ số tương ứng với câu mà bạn chọn (0,1,2 hoặc 3). Có thể khoanh 1 hoặc nhiều chữ số trong mỗi mục.
CÁCH CHẤM ĐIỂM
Mỗi mục bao gồm 4 câu, tương ứng với 4 độ nặng tăng dần của một triệu chứng: từ 0 đến 3. Khi tính điểm, chỉ tính điểm cho những câu đã chọn nào có độ nặng cao nhất trong mỗi mục. Tổng số điểm được tính bằng cách cộng điểm của toàn bộ 13 mục. Điểm cao nhất có thể đạt được là 39. Điểm càng cao, bị trầm cảm càng nặng.
Ý NGHĨA LÂM SÀNG
Đây là 1 phương pháp đo lường nhận thức của người trầm cảm. Thang điểm này được sử dụng nhằm mục đích đánh giá những khía cạnh chủ quan của trầm cảm. Nó có ý nghĩa bổ sung và làm hoàn thiện cho các thang điểm Hamilton hoặc MADRS, là 2 thang điểm chủ yếu dùng để đánh giá các triệu chứng về cơ thể của trầm cảm. Người ta khuyến cáo phải giữ khoảng cách giữa 2 lần đánh giá bằng thang điểm này trong thời gian ít nhất là 8 ngày.
TÍNH ĐIỂM
· 0- 4: Không có trầm cảm
· 4-7 : Trầm cảm nhẹ
· 8-15: Trầm cảm mức độ trung bình.
· 16 hoặc hơn: Trầm cảm nặng.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương