RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Chăm sóc người bệnh tâm thần tại nhà
Nên xin ý kiến chuyên môn
Theo TS, BS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương: “Nếu điều trị lâu dài, có thể bệnh nhân sẽ mắc chứng “lưu viện”, nghĩa là bệnh nhân chỉ thực sự tốt khi sinh hoạt trong viện nhưng không thể hòa nhập và sẽ tái phát nếu về với cộng đồng”.
Hiện nay, nhiều gia đình đang sống chung với người tâm thần, thậm chí để họ sống chung giữa cộng đồng. Cách làm này giảm đỡ mối lo về kinh tế, bệnh nhân được chăm sóc và điều trị thường xuyên và liên tục, đồng thời khiến người bệnh không bị mặc cảm và thấy bị xa lánh. Tuy nhiên, theo ông Hùng: “Hạn chế lớn nhất là dễ làm tình trạng bệnh xấu đi, thậm chí dễ bị mãn tính hóa tâm thần nếu người chăm sóc không có kiến thức về chăm sóc, điều trị”.
Đối với bệnh tâm thần, để dự phòng và tránh tình trạng bệnh diễn tiến xấu, các chuyên gia đưa ra lời khuyên, nếu thấy người thân có dấu hiệu bất thường nên đưa đi khám sớm để chẩn đoán, được tư vấn và sàng lọc. Khi bệnh nhân có các biểu hiện: Thường kích động, đập phá, gây hấn, tấn công người khác. Luôn có ý tưởng tự sát và nghĩ tới cái chết. Bỏ ăn, chống đối… thì nên đưa tới các cơ sở chuyên môn để điều trị.
Đề cao dự phòng
Hiện nay, trong xã hội, tình trạng rối nhiễu sức khỏe tâm trí xảy ra thường xuyên hơn, với những biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, lo âu, sợ hãi, trầm cảm.... Tuy nhiên, thường chỉ khi có những biểu hiện nặng thì mọi người mới quan tâm chăm sóc, chữa trị. Do vậy, nên có tầm nhìn xa, thậm chí dự phòng đối với rối nhiễu tâm trí, tránh tình trạng bệnh nặng dần, có thể dẫn tới tâm thần mãn tính.
Theo TS. Hùng: “Nước ta mỗi năm có từ 3.000 tới 6.000 bệnh nhân tâm thần bị mãn tính hóa, các trung tâm, cơ sở và bệnh viện về tâm thần dù được phát triển hệ thống cũng không đủ để đáp ứng thực trạng trên”.
Trên thế giới đang thực hiện mô hình giảm dần các viện tâm thần, đẩy mạnh đưa trả người bệnh về địa phương, điều trị và chăm sóc tại cộng đồng, tăng các đội điều trị tại nhà nếu cần thiết, ông Hùng cho rằng: “Hướng giải quyết sẽ tiết kiệm được chi phí ngân sách Nhà nước, thu hút được nhiều lực lượng phối hợp chung tay chăm sóc, quan tâm, điều trị, tâm lý người mắc bệnh sẽ ổn định hơn”.
Để dự phòng, cách đối phó tốt nhất là nên đi khám nếu thấy biểu hiện lạ để chẩn đoán, sàng lọc và tư vấn cách thức chăm sóc hay điều trị tốt nhất. Những năm gần đây vấn đề người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được nghành Y tế đặc biệt quan tâm, ngành Tâm thần nói riêng cũng đang có những chiến lược để chăm sóc, hỗ trợ, thậm chí xây dựng chương trình quốc gia về phòng, chăm sóc và chữa trị bệnh tâm thần.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ