RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO

HOA NGHỆ THUẬT


THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Nhận biết vấn đề liên quan đến rượu
Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến việc uống rượu cũng như mức độ nguy hại đến sức khoẻ và tâm lý do uống rượu đang ở tình trạng báo động ở nhiều nước trên thế giới. Bài viết này cung cấp các tiêu chuẩn nhằm nhận biết, quản lý và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến rượu.
ICD-10, do WHO xuất bản vào năm 1992, đã phân loại các vấn đề liên quan đến rượu theo 4 đề mục sau:
• Ngộ độc cấp tính do dùng rượu
• Sử dụng gây hại
• Hội chứng nghiện
• Trạng thái cai
Trong cuốn sách nói về các rối loạn tâm thần thông qua các số liệu thống kê và chẩn đoán, tái bản lần thứ 4, năm 1994 (DSM-IV), Hiệp hội Tâm thần học Mỹ đã coi rượu và các rối loạn do lạm dụng chất khác có liên quan đến nhau. Cuốn sách này đã được phổ biến trên toàn thế giới, và giữa ICD-10 và các tiêu chuẩn DSM-IV có rất nhiều điểm giống nhau.
Ngộ độc rượu cấp tính: Uống rượu dẫn đến sự thay đổi hành vi và các tác động khác do giảm các hoạt động của thần kinh trung ương (CNS). Các biểu hiện của ngộ độc rượu cấp tính bao gồm các hành vi khác thường và cảm thấy khó khăn khi thực hiện những hoạt động thông thường của cơ thể chẳng hạn như nói, đi bộ hoặc lái xe. Mức độ suy yếu của CNS, các hành vi do đó mà có cũng như những tác hại trên cơ thể đều chịu tác động của nồng độ cồn trong máu (BAC). Bạn cần nhớ rằng sự thiếu chính xác khi thực hiện các động tác (chẳng hạn khi lái xe) sẽ bắt đầu xảy ra khi nồng độ cồn trong máu là 30 mg/dl (thấp hơn nồng độ cồn cho phép trong máu).
Sử dụng gây hại: Thuật ngữ sử dụng rượu gây hại được dùng để mô tả tình trạng khi có bằng chứng cho thấy cồn là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của ít nhất một chức năng trong cuộc sống hàng ngày nghĩa là sức khoẻ về thể chất, sức khoẻ về tinh thần, cuộc sống gia đình hoặc giữa cá nhân với nhau hoặc các vấn đề về luật pháp hoặc hoạt động nghề nghiệp hay xã hội.
Hội chứng nghiện rượu: Khi bị nghiện rượu, người đó sẽ uống rượu thường xuyên và đều đặn trong ngày, việc uống rượu sẽ có xu hướng trở thành nhu cầu bắt buộc. Việc uống rượu sẽ được ưu tiên lên hàng đầu so với việc thực hiện nghĩa vụ gia đình, công việc và các hoạt động xã hội. Có thể nhận thấy rõ sự giảm sút trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội, pháp luật giữa các cá nhân với nhau cũng như trong công việc.
Thường thì việc nghiện rượu luôn đi cùng với các biến chứng về tâm thần và cơ thể cùng xảy ra một lúc.
Giáo sư Jellinek là người đầu tiên coi nghiện rượu như là một loại bệnh giống như bao loại bệnh khác và đã đưa ra “khái niệm về chứng nghiện rượu” vào năm 1960. Ông đã miêu tả có hệ thống các vấn đề liên quan đến rượu. Sự mô tả đầu tiên về hội chứng nghiện rượu là vào năm 1976 do Edwards và Gross đưa ra. Họ đã nhấn mạnh đến việc không thể kiểm soát được lượng rượu tiêu thụ, luôn tìm rượu để uống, và thu hẹp hành vi uống rượu như là một đặc điểm bên cạnh hiện tượng dung nạp và hội chứng cai. Trong ICD-10, hội chứng bị nghiện được định nghĩa là “một nhóm các hiện tượng liên quan đến nhận thức, hành vi và tâm lý trong đó việc dùng rượu được ưu tiên hơn các hành vi khác mà đã từng có ý nghĩa rất quan trọng”. Đặc điểm của chứng nghiện rượu đã được mô tả trong đường lối chỉ đạo về việc chuẩn đoán bệnh trong ICD-10 nhằm mục đích hành động hoá.
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Lớp đào tạo kiến thức chuyên khoa tâm thần cho học viên Y học cổ truyền Đại học Hòa Bình
- THÔNG BÁO: Về việc mở lớp đào tạo liên tục năm 2023
- THÔNG BÁO MỞ CÁC LỚP ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
- GIỚI THIỆU KHÓA HỌC “THỰC HÀNH TÂM LÝ TRONG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN”
- Xét duyệt đề cương đề tài "Đánh giá hiệu quả Thiền Việt trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân trầm cảm và lo âu"
- THÔNG BÁO KHAI GIẢNG LỚP THIỀN LO ÂU TRẦM CẢM 1
- Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Ma Hương chăm sóc sức khỏe tâm thần miễn phí cho các mẹ, dì đỡ đầu và trẻ em tại làng trẻ mồ côi SOS Hà Nội
- THÔNG BÁO: Chương trình hoạt động lớp tập Thiền
- Tại sao thiền dưỡng sinh năng lượng hấp dẫn mọi người
- Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương hợp tác với Trung tâm Thiền Việt trong chương trình phục hồi tâm lý xã hội cho người bệnh