RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Bàn về trạng thái thứ 3 của sức khỏe
Khái niệm về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới (WHO) như sau: Khỏe mạnh không đơn thuần là không có bệnh, mà còn phải có một trạng thái tâm lý tốt,khả năng thích ứng xã hội cao. Điều tra toàn cầu của WHO cho thấy chỉ có 5 % dân số là khỏe mạnh, 20 %đang có bệnh tật và 75 % còn lại thuộc trạng thái thứ ba. Trạng thái này xuất hiện nhiều trong độ tuổi 20-45, là những người có tình trạng không khỏe cũng không ốm (chẳng hạn béo phì, rụng tóc, hói đầu, hói sớm, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, khả năng làm việc giảm sút, giảm trí nhớ hay nhầm lẫn, khó kiềm chế cảm xúc và kém tập trung, làm việc không hiệu quả, dễ mất ngủ, dễ căng thẳng thần kinh, có thể hay khó chịu đau nhức mệt mỏi) nhưng khám không ra bệnh, tinh thần giảm sút, không có hứng thú trong cuộc sống, công việc, ngại giao tiếp, sợ đám đông.
Đa số các trường hợp theo mô tả của WHO vè trạng thái thứ 3 của sức khỏe là trầm cảm, một loại bệnh phổ biến hiện nay. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến biểu hiện qua các triệu chứng như: tâm trạng u uất, mất đi sự thích thú hoặc niềm vui, năng lượng hoạt động giảm sút, cảm thấy tội lỗi hoặc tự ti về bản thân, giấc ngủ hoặc khẩu vị bị xáo trộn, và khả năng tập trung kém. Ngoài ra, trầm cảm thường xuất hiện cùng với các triệu chứng lo âu.Các vấn đề trên có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát thường xuyên, dẫn tới mất khả năng duy trì các thói quen sinh hoạt và làm việc hằng ngày.Trong tình huống xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.
Sang chấn tâm lý (stress) là một trong những yếu tố thuận lợi để bệnh phát sinh, phát triển.Con người, đặc biệt ở tuổi thanh niên, trung niên, hằng ngày vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức mới nên đầu óc luôn luôn căng thẳng. Ai vững vàng, chịu đựng giỏi, kịp thời điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn, sẽ giảm thiểu sự tích lũy những căng thẳng, mệt mỏi này tránh gây thành bệnh. Còn ngược lại, để căng thẳng kéo dài, não phải làm việc quá mức mà tế bào lại không được cung cấp kịp thời đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng khác, dẫn đến quá sức sẽ rơi vào nhóm trạng thái thứ 3 của sức khỏe.
Theo phân tâm học, suy thoái tâm thần là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể chống lại sự xâm hại từ thực tế. Vì con người và bản ngã của con người luôn luôn cho rằng mình vĩ đại, ảo tưởng tốt đẹp, viễn cảnh tươi sáng… tuy nhiên thực tế thường không được như vậy dẫn tới sự hẫng hụt, thất vọng, bất lực từ đó hình thành trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm ẩn.
Thuật ngữ trầm cảm ẩn được Lange đưa ra từ 1928.Đây là một bệnh trầm cảm ở đó các dấu hiệu trầm cảm điển hình đều lui ở hàng thứ hai, bị che đậy bởi những triệu chứng hàng đầu khác thường là về cơ thể,suy nhược, loạn cảm giác bản thể, rối loạn thực vật nội tạng. Trầm cảm ẩn còn được gọi là trầm cảm che đậy, trầm cảm cơ thể hoá, trầm cảm không trầm cảm, tương đương trầm cảm vv… Triệu chứng chính là đau, thường gặp ở ống tiêu hóa, vùng trước tim, đau các hệ thống xương cơ khớp, hệ thống tiết niệu-sinh dục. Đau không biệt định cho các cơ quan nào và không đáp ứng với các điều trị biệt định cho các bệnh cơ thể.
Ban đầu người bệnh thường đến khám ở các bác sĩ đa khoa do biểu hiện của các triệu chứng cơ thể. Họ được tiến hành đầy đủ các xét nghiệm thậm chí rất tốn kém để có thể tìm ra bệnh lý cơ thể nhưng thường không tìm được.Họ có thể được áp dụng một số kế hoạch điều trị cho bệnh cơ thể, nhưng thường không hiệu quả.Bởi vì vấn đề của họ thuộc về lĩnh vực sức khỏe tâm thần.
Vì nhiều lý do khác nhau trong đó có sự hiểu biết về sức khỏe tâm thần, nói chung sự mặc cảm kỳ thị sợ mang tiếng là bị bệnh tâm thần cũng như việc thiếu vắng những thầy thuốc giỏi về sức khỏe tâm thần, đã cản trở những người bệnh trầm cảm, những người ở nhóm trạng thái thứ 3 của sức khỏe này được khám chữa đúng chuyên khoa cần thiết cho họ là chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
Nhằm giải quyết vấn đề này, hướng tới 75% dân số thuộc nhóm trạng thái thứ 3 của sức khỏe, theo WHO chúng ta cần có những giải pháp tổng thể:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần của mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó từng bước làm giảm sự mặc cảm, kỳ thị của mọi người với những bệnh lý tâm thần nói chung, cũng như với các bệnh lý trầm cảm hay nhóm trạng thái thứ 3 của sức khỏe nói riêng.
- Tăng cường đào tạo về sức khỏe tâm thần trong các trường y dược, nâng cao các chế độ chính sách đãi ngộ với các thầy thuốc làm công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm nhanh chóng thu hút bác sĩ vào chuyên ngành sức khỏe tâm thần. Từng bước xây dựng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có kiến thức sâu rộng và tâm huyết với sức khỏe tâm thần.
- Cần có nhận thức và đánh giá lại việc đầu tư xây dựng các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần. Bên cạnh tiếp tục đầu tư, xây dựng các bệnh viện tâm thần theo quy mô truyền thống để cách ly, điều trị những bệnh nhân tâm thần nặng, mạn tính có các hành vi nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội như hiện nay, chúng ta cũng rất cần xây dựng và phát triển các cơ sở dành riêng cho các bệnh nhân tâm thần có biểu hiện nhẹ, những người mà rối loạn hoạt động tâm thần không đến mức phải cách ly xã hội, những người thuộc trạng thái sức khỏe thứ 3 này họ vẫn có thể sống, làm việc trong cộng đồng, đây mới là nhóm đối tượng đông đảo chiếm tới 75% dân số theo WHO.
- Hiện tại nước ta mới chỉ có mô hình của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương và Viện Sức khỏe Tâm thần đáp ứng được phần nào nhu cầu này. Những mô hình này cần được đầu tư và nhân rộng./.
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ