RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
PHCN tâm lý xã hội cho ngưòi bệnh tâm thần tại cộng đồng
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho ngưòi bệnh tâm thần tại cộng đồng
1-Thế nào là PHCNTLXH
PHCN TLXH là quá trình , là cơ hội tạo cho người bệnh tâm thần bị thiệt thòi do các di chứng bệnh tật còn sót lại- đạt được mức tối đa các chức năng về sinh hoạt, giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể sống hoà nhập cùng cộng đồng.
2- Tại sao phải tiến hành PHCN cho người bệnh tâm thần
Người bệnh tâm thần sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần tuy nhiên các di chứng của bệnh để lại vẫn còn ảnh hưởng đến tư duy, cảm xúc và hành vi tác phong của họ dẫn đến họ không tái hoà nhập được với cộng đồng cũng như lao động nghề nghiệp, nội tâm bất hạnh. Bệnh Tâm thần đặc biệt là tâm thần phân liệt là một bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính, người bệnh ngày một tách rời, xa lánh xã hội, khó hoà nhập với gia đình và cộng đồng. Xã hội cũng có khuynh hướng mặc cảm, kỳ thị, phân biệt đối sử cho rằng người bệnh tâm thần không còn khả năng giúp ích gì cho gia đình và xã hội.
Chính vì vậy PHCNTLXH cho người bệnh tâm thần để họ có ích cho bản thân, gia đình và xã hội là trách nhiệm, nghĩa vụ của ngành y tế và cộng đồng, đem lại hiệu quả thiết thực và thể hiện sự ưu việt, tiến bộ của nhà nước ta.
3- Những thành phần tham gia công tác PHCNTLXH tại cộng đồng
- Màng lưới cán bộ y tế tuyến cơ sở xã phường, quận, huyện
- Chính quyền cơ sở, tổ dân phố.
- Cộng tác viên các ban ngành đoàn thể: thanh niên, phụ nữ. chữ thập đỏ, cựu chiến binh và những người tình nguyện...
- Gia đình, người thân.
- Người bệnh
4- Trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với người bệnh tâm thần:
Bệnh tâm thần là một bệnh của não, có nhiều biến đổi sinh học phức tạp và chịu tác động rất mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi.
Người bệnh tâm thần bị nhiều thiệt thòi cho bản thân, gia đình và xã hội do bệnh gây ra các di chứng rối loạn hành vi, tình cảm, ý nghĩ bất thường vì vậy mọi người trong đó có gia đình và cộng đồng phải phối hợp với cán bộ y tế để:
- Phát hiện sớm người có biểu hiện rối loạn tâm thần đưa người bệnh đi chữa bệnh sớm tại các cơ sở y tế. Như vậy sẽ ngăn chặn tác hại do người bị bệnh gây ra cho gia đình và xã hội và việc điều trị sớm sẽ có hiệu quả giúp bệnh chóng khỏi trở về với gia đình.
- Bệnh tâm thần phân liệt có khuynh hướng tiến triển mãn tính vì vậy gia đình và cộng đồng và cán bộ y tế phải phối hợp một cách kiên nhẫn, hiểu biết, chia sẻ trong việc chăm sóc, PHCN, giảm thiệt thòi cho người bệnh.
- Người bệnh tâm thần được hưởng quyền lợi chăm, chữa như những bệnh tật khác theo luật sức khoẻ và các chính sách chế độ khác của nhà nước.
- Không phân biệt đối sử, kỳ thị hành hạ ngược đãi người bệnh dưới bất cứ hình thức nào.
- Không được sử dụng những tà thuật, và các phương pháp chữa bệnh không có cơ sở khoa học làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của người bệnh tâm thần và cộng đồng.
5- Các hình thức tổ chức PHCN
5.1- Truyền thông: hiểu biết, thái độ, hành động về sức khoẻ tâm thần qua:
- Các buổi phát thanh trên mạng thông tin địa phương.
- Các buổi tập huấn, nói truyện do Cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm.
- Tài liệu, tờ gấp, tranh ảnh phát tận tay các đối tượng.
- Các nội dung cơ bản về SKTT trên Website mạng internet...
5.2- Phục hồi chức năng TLXH và tái hoà nhập cộng đồng.
-Tổ chức người bệnh tâm thần tại xã, phường vào một câu lạc bộ. nhóm có người phu trách, có nội qui và lịch sinh hoạt tuần, tháng. Kết nạp thành viên mới.
Định kỳ sinh hoạt người bệnh, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, năng lực, kiếm khuyết, khó khăn của từng thành viên.
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, dã ngoại du lịch, thăm hỏi ốm đau mang tính tập thể, hoà nhập, tạo cho người bệnh các điều kiện sinh hoạt như người bình thường.
- Mời cán bộ chuyên môn nói chuyện với câu lạc bộ về bệnh mà họ đã mắc, cách uống thuốc, tác dụng phụ của thuốc, cách phòng bệnh, các dấu hiệu báo trước khi bệnh tái phát...
5.3- Huấn luyện các kỹ năng
Đối với người bệnh tâm thần sau khi ổn định và ra viện, khôi phục lại các kỹ năng cơ bản là điều kiện tiên quyết để họ có thể hoà nhập với gia đình và cộng đồng. Việc huấn luyện kỹ năng có thể thực hiện cho từng cá nhân hoặc có thể tổ chức thành nhóm. Bao gồm các kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng cá nhân
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng vui chơi giải trí
- Kỹ năng hoà nhập gia đình
- Kỹ năng lao động.
Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất mà tổ chức huấn luyện kỹ năng thích hợp cho người bệnh, có thể tại câu lạc bộ, có thể tại 1 gia đình người bệnh nào đó hoặc chính tại gia đình người bệnh do người thân huấn luyện. Hầu hết các kỹ năng là cơ bản, không cần cầu kỳ phức tạp. Ví dụ như huấn luyện người bệnh tự vệ sinh cá nhân: tắm, giặt, đánh răng rửa mặt hoặc tổ chức một buổi nấu ăn tập thể cho nhóm người bệnh.
5.4- Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp
Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương và thói quen lao động của người dân mà ta tổ chức lựa chọn loại hình lao động cho phù hợp.
Ở nước ta, trên 80% dân số làm nông nghiệp, do vậy loại hình lao động chính là trồng trọt, chăn nuôi và lao động thủ công. Đối với người bệnh tâm thần công việc bắt đầu trở lại là những công việc đơn giản, nhẹ nhàng, không đòi hỏi chi tiết phức tạp.
Tại cộng đồng, có thể tổ chức một nhóm lao động phục hồi chức năng như trồng trọt, chăn nuôi hoặc gia công, sản xuất các sản phẩm thủ công, đồ dùng vật dụng công đoạn thô cho các nhà máy, xưởng sản xuất tư nhân...Có thể gửi người bệnh vào các hợp tác xã, xưởng bảo trợ, nhà máy...
Khi tiến hành liệu pháp lao động cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Lao động phải có người hướng dẫn kèm cặp nhằm hỗ trợ và đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
- Bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, luôn ưu tiên những công việc mà trước đây người bệnh đã làm, có năng khiếu và niềm ham thích.
- Lao động với hình thức tập thể là chủ yếu.
- Có sự đánh giá, động viên khen thưởng.
- Ít nhiều nhưng phải có trả công thích hợp cho từng người bệnh.
5.5- Tập huấn kiến thức cho gia đình người bệnh
Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần, giải đáp thắc mắc của gia đình ( do cán bộ chuyên môn phụ trách), các gia đình thành lập nhóm tự giúp đỡ (động viên chia sẻ nâng đỡ tương trợ lẫn nhau)
Nội dung tập huấn bao gồm:
- Cách theo dõi người bệnh, biết các triệu chứng của bệnh, ghi chép các triệu chứng, báo cáo đều đặn cho bác sỹ điều trị.
- Cách phát hiện các triệu chứng tái phát.
- Cách phát hiện các triệu chứng cấp cứu, nguy hiểm để đưa đi điều trị kịp thời.
- Cách quản lý thuốc và cho uống thuốc.
- Cách quản lý và chăm sóc tại nhà.
5.6- Các liệu pháp tâm lý
a- Liệu pháp tâm lý gia đình:
Gặp gỡ trao đổi trò chuyện với từng gia đình người bệnh
b- Liệu pháp tâm lý cá nhân:
Gặp gỡ trao đổi trò chuyện với từng cá nhân
c- Liệu pháp tâm lý nhóm:
Gặp gỡ trao đổi trò truyện với 1 nhóm người bệnh.
6- Các điều kiện cần thiết để tiến hành PHCN tại cộng đồng.
- Các thành phần tham gia PHCN tại cộng đồng (như mục 3) được huấn luyện, trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tâm thần, trang bị kỹ năng giao tiếp với người bệnh tâm thần, kỹ năng chăm sóc cơ bản cho người bệnh.
- Với cán bộ y tế thì trình độ chăm sóc cao hơn.
- Phải có cơ sở vật chất, kinh phí cho cơ sở đáp ứng cho việc tổ chức các hoạt động, huy động xã hội hoá với các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ thiện, cá nhân hảo tâm, gia đình người bệnh...
- Tuyên truyền giáo dục toàn dân về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tâm thần.
Gọi ngay 043. 627 5762 đề tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn
Thông tin liên quan
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương