RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Hiện tượng trẻ tự kỷ tăng chỉ là… ảo
(Dân trí) - “Phần lớn các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, thậm chí cả bác sĩ cũng nhầm lẫn biểu hiện của bệnh khác với hội chứng tự kỷ. Trên thực tế, hàng vạn trẻ mới có một trẻ mắc chứng này. Hiện tượng trẻ tự kỷ tăng chỉ là… ảo”, TS Ngô Thanh Hồi chia sẻ.
“Trước thông tin “trẻ tự kỷ đang gia tăng nhanh tại việt nam…”, gây hoang mang cho các bậc phụ huynh có con nhỏ, ai đưa con đến viện khám cũng nghi con mình bị tự kỷ. Hội chứng tự kỷ (HCTK) là bệnh trầm trọng, không có thuốc chữa nhưng rất may mắn lại vô cùng hiếm gặp. Trên thực tế, hàng vạn trẻ mới có một trẻ mắc hội chứng này.
Do thiếu hiểu biết về bệnh nên cứ thấy con có biểu hiện bất thường về thần kinh thì cha mẹ trẻ phỏng đoán con tự kỷ. Trong số 400 bệnh nhân (đa phần là trẻ em) đang điều trị tại viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, chỉ có 5 cháu mắc HCTK. Số còn lại mắc các bệnh như: tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí khôn, động kinh, bại não…”, TS Ngô Thanh Hồi, Giám đốc bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, cho biết.
Đưa cậu con trai gần 2 tuổi đến viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương khám, chị Phương Nhung (Quảng Ninh) mới biết con mắc bệnh tăng động giảm chú ý, chứ không phải mắc HCTK như một số nơi đã kết luận.
Chị Nhung kể: “Cháu nghịch lắm, chạy nhảy suốt ngày không biết mệt, chỉ trừ lúc ngủ. Khi chơi với bạn, cháu không biết nhường nhịn và dễ cáu giận, gây gổ. Cháu thích gì là làm đấy, có lần trượt trên tay vịn cầu thang ngã phải khâu 7 mũi. Vậy mà không biết sợ cứ nhìn thấy tay vịn là leo lên. Tôi cho cháu đi khám ở một số nơi thì bác sĩ nghi cháu mắc bệnh tự kỷ. Bản thân vợ chồng tôi cũng nghĩ con bị bệnh này, nên rất lo lắng. Nghe bác sĩ nói bệnh tăng động giảm chú ý có khả năng can thiệp được, dù thời gian điều trị sẽ lâu nhưng vẫn có hy vọng”.
Khác với con chị Nhung, bé Bi - con trai chị Hoa (Bắc Ninh) đã hai tuổi rưỡi rồi vẫn chưa nói được. Bé thường thích chơi một mình, hay cáu giận, khóc nhè và không biết nghe lời… Vợ chồng chị nghi con bị tự kỷ nên đưa đi khám tìm hướng điều trị. Sau thăm khám và làm một số phương pháp loại trừ thì bé Bi được phát hiện bị điếc bẩm sinh.
Chị Hoa cho biết: “Bác sĩ giải thích cho em là trẻ điếc bẩm sinh thì không có khẳ năng tiếp nhận âm thanh, do đó không nói được. Vì không giao tiếp với thế giới xung quanh nên trẻ bị cô lập, sống thu mình…”.
Đến nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây HCTK ở trẻ. Số bé trai mắc bệnh cao gấp 4 lần bé gái. Để tránh nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh: Tăng động giảm chú ý, điếc bẩm sinh, động kinh, chậm phát triển trí khôn, bại não… các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số biểu hiện cụ thể của bệnh:
- Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong giao tiếp xã hội (trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng ánh mắt, không có những giao tiếp không lời bằng những cử chỉ cơ thể). Tình cảm rất hạn chế, ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh.
- 40% trẻ tự kỷ không nói được, số còn lại chậm hoặc nói ngọng. Có trẻ biết nói nhưng chỉ được vài câu như "bà", "mẹ"... còn lại là im lặng. Những trẻ này không biết cách biểu đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ.
- Trẻ tự kỷ chỉ thích chơi một mình (sống trong thế giới riêng), không đa dạng trong cách chọn trò chơi, thích chơi theo một mô típ. Kỹ năng chơi hạn chế, lặp đi lặp lại một động tác. 99% trẻ tự kỷ xem quá nhiều các chương trình quảng cáo trên ti vi, tay chân hay vê xoắn, hoặc đi vòng quanh không có mục đích.
Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi khuyến cáo, HCTK là bệnh không thể chữa khỏi nhưng nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì vẫn có cơ hội giao tiếp bằng lời nói (30%). Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện trên nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh như: Viện Nhi TƯ, Viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương.
Tổn thương não thực thể: Có thể xảy ra trước khi sinh do bà mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai; xảy ra trong khi sinh (như trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt hoặc vàng da nhân) hoặc sau sinh (trẻ suy hô hấp phải thở máy, thở ô xy...). Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá lớn
Di truyền (gen): Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của HCTK.
Môi trường: Có thể do ô nhiễm môi trường như hoá chất, bụi khói...
Lối sống: Trẻ thiếu sự quan tâm của bố mẹ phải ở với người giúp việc (đa số thời gian trong ngày). Trẻ không được giao tiếp ra bên ngoài mà chỉ ở nhà xem ti vi...
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc mới tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương
- Thông báo về việc triệu tập các thí sinh trúng tuyển viên chức 2023
- THÔNG BÁO: Về việc triệu tập (lần 1) các thí sinh dự tuyển tại đơn vị được tham dự vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức năm 2023
- THÔNG BÁO: Nội dung ôn tập kỳ xét tuyển viên chức tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương năm 2023