RỐI LOẠN TÂM THẦN
- Các rối loạn tâm thần
- Sức khỏe tâm thần người già
- Động kinh
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ
- Stress
- Rối loạn tăng động giảm chú ý
PHÒNG CHỐNG MA TÚY
ĐIỀU TRỊ VÀ PHCN
- Thông tin thuốc và điều trị
- Các liệu pháp tâm lý
- Chương trình PHCN
- Chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Phòng chống tự sát
- Tư vấn
- Lối sống
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỘI NGŨ CHUYÊN MÔN
TIN TỨC SỰ KIỆN
VIDEO
HOA NGHỆ THUẬT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người online:68
Tổng truy cập:
Hôm nay: 2449
Tổng số:3937325
Trẻ em và rối loạn tâm thần
Bác sĩ cho rằng nguyên nhân dẫn tới nhiều đối tượng trẻ phải điều trị rối loạn tâm thần có thể là do bố mẹ quá kỳ vọng và tạo áp lực không đáng có cho con về học tập.
Bên cạnh đó cũng có người cho rằng một số trường hợp con nhà có điều kiện khi được nuông chiều, chơi bời sẽ dễ mắc những rối loạn về tâm lý, tâm thần.
Bày tỏ quan điểm trước vấn đề này, Thầy thuốc ưu tú,Ts. Bs Nguyễn Mạnh Hùng Giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương chia sẻ: "Trường hợp con nhà có điều kiện được nuông chiều dẫn tới bị bệnh tâm thần là không đúng. Việc bố mẹ gây sức ép học tập, kỳ vọng quá mức của gia đình dẫn tới việc trẻ phải chịu áp lực và bị bệnh là có. Trong một chừng mực nào đấy, chúng ta cần phải khuyến khích trẻ chơi, không nên bắt trẻ học nhiều quá".
Không đồng tình với quan điểm chơi nhiều dẫn tới bị bệnh tâm thần, bác sĩ Hùng giải thích: "Chơi bình thường thì làm sao dẫn tới bệnh tâm thần được, thậm chí việc vui chơi còn giúp con người giảm được Stress. Trừ khi chơi ma túy đá, hút cần sa thì đó là nguyên nhân dẫn tới những rối loạn tâm thần có liên quan đến sử dụng chất.
Có trường hợp không chơi cũng bị chứ không phải chơi mới bị. Nếu ai nói chơi game nhiều dẫn tới tâm thần thì với quan điểm của tôi, tôi nghĩ chơi game còn tùy trường hợp đâu phải cứ chơi là mắc bệnh, chơi cũng có cái lợi của nó. Còn nếu nói quá chiều chuộng dẫn tới con bị bệnh tâm thần cũng chưa đúng, chiều chuộng chỉ là cách dạy dỗ, còn hư hỏng là bị ảnh hưởng của yếu tố xấu".
Bên cạnh đó, bác sĩ Hùng nêu một ví dụ gần đây về việc trẻ bị rối loạn tâm thần do chịu sức ép học tập từ phía gia đình.
Bác sĩ Hùng nói: "Đó là trường hợp tôi gặp mới đây khi bố mẹ kỳ vọng vào con, mong con sẽ làm lên ông nọ bà kia. Trường hợp cháu này học rất giỏi về những môn xã hội, nhưng khi vào cấp 3 bố mẹ thích cho con vào trường chuyên, định hướng cho con học chuyên những môn tự nhiên để sau này có thể thi vào trường lớn, có cơ hội tốt hơn.
Từ đó dẫn đến chuyện khi vào học, cháu học cứ đuối dần đuối dần và thành ra ốm. Cháu tự thấy mình thua kém các bạn, suy nghĩ nhiều, buồn chán, không nói chuyện hay vui đùa với ai nên gia đình mới đưa đi khám và phát hiện ra cháu bị trầm cảm, trầm cảm chính là một rối loạn tâm thần tương đối phổ biến.
Với những trường hợp như vậy cần phải được khám tại các bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được tư vấn và điều trị đúng. Trong trường hợp này, bác sĩ đã tư vấn cho gia đình nên cho cháu nghỉ học một năm, sau đó thay đổi, điều chỉnh để cháu được học với đúng sức học và đam mê của mình.
Theo bác sĩ Hùng, nhiều người đã có một cách nhìn nhận sai lệch về bệnh Tâm thần, thậm chí có thái độ kỳ thị đối với bệnh nhân tâm thần vì họ chưa hiểu đúng thế nào là Tâm thần và sức khỏe tâm thần. Chính những thái độ này làm cho nhiều người bị rối loạn tâm thần đã không được khám và điều trị đúng với chuyên khoa cần cho họ là chuyên khoa về sức khỏe tâm thần.
"Tâm thần ở đây là sức khỏe tâm thần, không kinh khủng như mọi người nghĩ. Tâm thần giờ đây đã rất khác ngày xưa, trước đây mọi người thường hiểu Tâm thần qua hình ảnh của những người bệnh tâm thần mãn tính: trần truồng, kích động, đập phá, chửi bới…gây náo loạn trong cộng đồng dân cư nơi người bệnh cư trú rất là ghê gớm.
Nhưng giờ đây Tâm thần là tập hợp của các thành tố cấu tạo nên sức khỏe tinh thần của mối người gồm có: cảm xúc, trí nhớ, trí tuệ, tư duy, cảm giác, tri giác…Tâm thần giờ đây chỉ đơn giản là cảm xúc của con người, là vui là buồn, là lo âu, sợ hãi….là trí nhớ của mỗi người với lẫn, quên, đãng trí….là những vấn đề về tư duy, suy nghĩ của mỗi người trước một sự vật hiện tượng nào đấy….
Theo Bác sĩ, chính từ sự hiểu sai quan niệm nên nhiều trường hợp gia đình có trẻ bị những rối loạn tâm thần nhưng đã không dám đến khám tại các cơ sở chuyên khoa sức khỏe tâm thần, đa số khám, tư vấn ở những cơ sở không chuyên khoa nên việc điều trị nhiều khi chưa được đúng.
“Đối với tôi, sức khỏe Tâm thần quan trọng hơn sức khỏe thể chất rất nhiều. Lấy ví dụ như đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch U23 châu Á đang diễn ra, trong trận tứ kết và bán kết U23 Việt Nam đá giỏi, đá hay như vậy là nhờ vào tinh thần, tinh thần chính là tâm thần, sức khỏe tâm thần của đội tuyển U23 được nâng cao đã khiến sức khỏe thể chất của các cầu thủ được nâng lên để đá được những trận như vậy. Chính nhờ có sức khỏe tâm thần tốt nên đội tuyển U23 Việt Nam mới làm nên điều thần kỳ đến thế” - Bác sĩ chia sẻ.
Thu Trang (Báo Đất Việt)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Thông tin liên quan
- Mời báo giá gói thầu: Mua máy điện tim 6 cần năm 2024
- Yêu cầu báo giá
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH
- BỆNH VIỆN TÂM THẦN BAN NGÀY MAI HƯƠNG ĐƯỢC SỞ Y TẾ HÀ NỘI CHẤP THUẬN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH THEO NGHỊ ĐỊNH 96/2023.
- Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần cũng cần được chăm sóc không kém gì vẻ bề ngoài của bạn.
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
- Cách quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần tại gia đình, cộng đồng
- Cảm xúc tiêu cực
- NGHIỆN CỜ BẠC: TỶ LỆ VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
- Xét nghiệm gene có chẩn đoán được rối loạn phổ tự kỷ